nCoV xâm nhập vào tế bào đường tiêu hóa

BS Nguyễn Minh Tiến, PGĐ BV Nhi đồng TPHCM cho biết, mới đây BV đã tiếp nhận một bệnh nhi 13 tuổi ói ra máu, tiêu phân đen, đau bụng rồi rơi vào nguy kịch do ổ loét ở dạ dày khi mắc Covid-19, mặc dù trước đó không ghi nhận tình trạng viêm loét dạ dày.

Bệnh nhi ngụ tại Cần Thơ, sốt cao, đau họng khoảng ba ngày. Hai hôm sau, bé bớt sốt nhưng đau bụng vùng thượng vị, ói ra máu, được bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến TPHCM.

chay-mau-da-day.jpg

Khi nhập viện, bé lừ đừ, da niêm nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, ói ra máu đỏ tươi, tiêu phân đen. Xét nghiệm Hct (chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu) chỉ còn 12%, trong khi bình thường tuổi này khoảng 40-45%. Xét nghiệm test nhanh Covid-19 và RT PCR đều dương tính.

Với chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa nặng nghi do viêm loét dạ dày tá tràng trên nền Covid-19, bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, truyền khoảng 1,5 lít máu và huyết tương tươi đông lạnh, 6 đơn vị tiểu cầu đậm đặc.

Các bác sĩ tiêu hóa, ngoại khoa cùng hội chẩn, quyết định nội soi cấp cứu và ghi nhận ổ loét chảy máu rỉ rả ở dạ dày. Ê kíp cầm máu ổ loét, chuyển khoa hồi sức ngoại thở máy, sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm tiết dịch vị, kháng sinh.

Sau một tuần điều trị, bé cai được máy thở, tỉnh táo, không ói, uống được sữa, tiêu phân vàng. Kết quả xét nghiệm RT PCR Covid-19 âm tính sau 14 ngày.

Theo bác sĩ Tiến, các nghiên cứu cho thấy nCoV không chỉ xâm nhập vào tế bào đường hô hấp thông qua thụ thể men chuyển 2 (ACE2) mà còn xâm nhập vào tế bào đường tiêu hóa. Thụ thể này không chỉ biểu hiện ở các mô đường hô hấp, tim mạch, gan, thận, tụy mà cũng có nhiều trong hệ thống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, manh tràng và ruột già.

Điều này khiến nCoV có thể gây viêm loét xuất huyết, cũng như gây mất cân bằng nội môi đường tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nôn ói, đau bụng, đầy hơi, táo bón, xuất huyết tiêu hóa.

Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp khi trẻ sốt kèm ói, đau bụng, tiêu chảy... Dù tỷ lệ trẻ trở nặng khi mắc Covid-19 thấp nhưng vẫn có những trường hợp diễn tiến nguy kịch, cha mẹ cần chú ý phòng bệnh, chích ngừa cho trẻ.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top