nCoV đột phá có thể ít gây lây lan virus hơn

Người mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng, được gọi là hiện tượng nhiễm nCoV đột phá. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiễm nCoV đột phá có thể ít gây lây lan virus hơn, đồng thời tỷ lệ bị Covid-19 kéo dài ở nhóm người này cũng thấp hơn đáng kể.

Nghiên cứu từ Hàn Quốc tiến hành với 173 công nhân mắc Covid-19 phải nhập viện, bao gồm 50 người đã bị nhiễm trùng đột phá. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 7% nhóm được tiêm chủng đã lây truyền virus sang những người khác trong bệnh viện so với 26% ở nhóm không được tiêm chủng. Cả hai nhóm có tải lượng virus tương tự khi được chẩn đoán.

Trong một nhóm riêng biệt gồm 45 người bị Covid-19 nhẹ đang được cách ly, các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự phát tán của các virus lây nhiễm trong 4 ngày ở 6 người đã được tiêm chủng đầy đủ, 8 ngày ở 11 người được tiêm chủng một phần và 10 ngày trong 28 người chưa được tiêm chủng.

"Dữ liệu từ nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy bất chấp khả năng lây nhiễm đột phá, tiêm chủng Covid-19 vẫn cực kỳ hữu ích để kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Không chỉ giảm thiểu khả năng lây lan virus, nhiễm nCoV đột phá còn ít có khả năng dẫn đến bệnh Covid-19 kéo dài. Cụ thể, theo một báo cáo ở Anh, những người bị nhiễm coronavirus đột phá sau khi được tiêm chủng đầy đủ, khả năng bị Covid-19 kéo dài giảm khoảng 50%.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top