Năm Sửu... nói chuyện trâu!

(khoahocdoisong.vn) - Âm lịch xếp trâu ở hàng thứ 2 trong 12 con giáp. Có lẽ, 12 con giáp vốn “khai sinh” ở Á Đông, vùng kinh tế nông nghiệp lúa nước, nên “Sửu” được “đề cao”.

Trâu là vật được xếp đứng đầu trong 6 vật nuôi (lục súc: trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn). Theo thời gian, ý nghĩa của trâu vàng trong đời sống nông nghiệp lúa nước Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn là một con vật linh thiêng, mang lại ấm no sung túc.

Trâu được thuần dưỡng để khuyến nông

Thời phong kiến, mùa Xuân - những ngày đầu năm mới, có tục cày tịch điền, như một trong những biện pháp khuyến nông. Người khai mở chính là vị vua sáng lập nhà Tiền Lê: Lê Hoàn, góp phần vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một mỹ tục được tiếp nối dài lâu.

Nhiều sử sách cũ, như Việt sử lược hay“Đại Việt Sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn và thậm chí là cuốn Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn, đều ghi lại Lê Hoàn là ông vua đầu tiên tiến hành lễ cày tịch điền, nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Ruộng tịch điền thuộc quyền quản lý trực tiếp của triều đình, giống lúa cấy trên ruộng được chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần Nông và thần Xã tắc. 

Trâu được thuần dưỡng ở Châu Á vào khoảng 5.500 năm trước công nguyên, tức là khi con người bắt đầu biết sản xuất và chăn nuôi. (Ảnh minh họa)

Trâu được thuần dưỡng ở Châu Á vào khoảng 5.500 năm trước công nguyên, tức là khi con người bắt đầu biết sản xuất và chăn nuôi. (Ảnh minh họa)

Theo Đại Nam nhất thống chí, “gần nơi Lê Hoàn làm lễ Tịch điền tức núi Đọi có Điệp Sơn, cũng gọi là núi Kim ngưu, hình dáng giống như con trâu nằm, trên núi có chùa, đằng trước trông ra sông, phong cảnh đẹp”. 

Nói đến cái tên Kim Ngưu, có lẽ chúng ta cũng không quên một địa danh khác là Hồ Tây. Truyền thuyết có chuyện “trâu vàng” ở trước kho tàng của một ông vua phương Bắc, vừa nghe tiếng chuông của nhà sư Không Lộ, đã chạy thục mạng không ai ngăn nổi sang tới Hồ Tây bên nước ta, nên hồ này trước gọi là vực Kim Ngưu.

Đền Kim Ngưu bên bờ hồ Tây là một biểu hiện tín ngưỡng và giá trị văn hóa thờ Trâu Vàng của dân tộc Việt Nam.

Cả đời Trâu chăm chỉ làm ăn, thân thiết với người nông dân

Cả đời Trâu chăm chỉ làm ăn, thân thiết với người nông dân

Con trâu, sức khỏe lực điền - biểu tượng của may mắn

Văn hóa phương Đông còn quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ để làm cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho trời đất, ơn trên ban phước lành, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.

Điều đó được sử sách ghi lại rằng “noi theo nhà vua khởi nghiệp nhà Tiền Lê, nhà Lý cũng chú trọng khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Các vua nhà Lý không chỉ cày Tịch điền, còn tổ chức hội chọi trâu cầu được mùa, kinh lý xem dân gặt lúa, gieo hạt…” Thậm chí, cho đến ngày nay, nhiều người lựa chọn bày biện tượng trâu trong nhà để mang đến may mắn, tài lộc và bảo vệ gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

Con trâu thể hiện bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền. Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái sẽ bị trị tội theo pháp luật. Luật Hình Thư (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò.

Trâu trong tranh dân gian Đông Hồ mộc mạc mà thi vị.

Trâu trong tranh dân gian Đông Hồ mộc mạc mà thi vị. 

Con trâu trong hội họa dân gian Việt Nam thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ, gần gũi với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để chỏm thổi sáo trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, hay con trâu đứng, nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ, dưới bụi tre những buổi trưa hè hoặc đàn trâu cùng đầm mình trong vũng ao hồ nước vô cùng quen thuộc, gợi lên cảm giác thi vị thanh bình, mộc mạc của miền quê Việt Nam.

Nhà khoa học (E. Botdanop - 1937) cho biết trâu được thuần dưỡng ở Châu Á vào khoảng 5.500 năm TCN, tức là trâu được thuần dưỡng khi con người bắt đầu biết sản xuất và chăn nuôi. Chả thế mà đến thời vua Nghiêu ((2337 - 2258 TCN) đã thấy nhắc đến trâu được người chăn dắt.

Tích xưa có chuyện ông Hứa Do được vua Nghiêu gọi vào để nhường ngôi, nghe vậy ông cười mà về rồi ra suối rửa tai, gặp ngay ông bạn là Sào Phủ đang dắt trâu ra suối uống nước. Biết chuyện, Sào Phủ dắt trâu của mình lên bên trên dòng nước cho trâu của mình uống và bảo Hứa Do: “Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhầm". 

Tượng linh thú Trâu ở Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. (Ảnh minh họa)

Tượng linh thú Trâu ở Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. (Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, năm 1996, nhân dân xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá phát hiện một trống đồng Heger 1 trên thân và tang trống khắc nhiều hình trâu. Tượng trâu bằng đất nung cũng được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ… Theo huyền sử, vua Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng, thuở để tóc ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận.

“Trâu ơi, ta bảo trâu này 

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cho lúa trổ bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Người nông dân Việt Nam đã coi trâu như một người bạn thân thiết như bản tính người Việt luôn cần cù, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm mưa để có một năm mới sung túc, an khang.

TS Vũ Trung Kiên - Học viện Chính trị Khu vực 2

Theo KH&ĐS
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top