Nằm quạt và điều hòa sai cách trẻ có thể méo miệng

Trẻ đột ngột méo miệng, liệt một bên mặt khi nằm quạt, điều hòa sai cách suốt đêm có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7.

TS. BS Nguyễn Thị Minh Đức (Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, tình trạng đột ngột bị méo miệng, liệt một bên mặt là do liệt dây thần kinh số 7. Nếu bệnh nhân có thêm dấu hiệu mắt ở bên nửa mặt không bị méo, nhắm không kín thì là triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (còn gọi là liệt Bell). Khoảng một nửa các trường hợp liệt Bell là liệt thần kinh mặt nguyên phát, tỷ lệ trẻ em gặp phải cao hơn so với người lớn.

Khi thời tiết oi bức, nhiều gia đình thường bật quạt chĩa thẳng vào đầu mặt trẻ ở tốc độ lớn khi ngủ; hoặc bật điều hòa lạnh suốt đêm, không mặc đồ đủ ấm, không đắp chăn mỏng... Điều này khiến trẻ bị lạnh quá mức, dễ có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7. Ngoài ra, khi trẻ bị lạnh cũng dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm virus gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên như virus bệnh viêm đường hô hấp, sởi, rubella, quay bị, cúm B, bệnh thủy đậu, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng... Những trẻ mắc bệnh tự miễn hoặc đang sử dụng các thuốc làm giảm sức đề kháng cũng có nguy cơ liệt Bell.

Khi bị viêm dây thần kinh số 7 có thể có đau nhức nửa đầu hoặc không có có bất cứ cảm giác gì. Nhưng người ngoài nhìn vào sẽ thấy trẻ bị méo lệch một bên mặt, khi ăn hay uống sẽ bị chảy thức ăn hay nước ra ngoài, chảy nước mắt sống bên mắt không nhắm kín được. Trẻ không làm được các động tác như phồng má, cười, chu môi, nhăn trán. Gặp các dấu hiệu trên phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh 70-100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau 2-6 tuần hoặc nặng có thể trong 2-3 tháng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top