Nam giới bị hói đầu mắc Covid-19 có tỉ lệ bệnh nặng và tử vong cao hơn?

Theo dõi gần 48.000 bệnh nhân sau khi mắc Covid- 19, có khoảng 80% bệnh nhân hói đầu có từ 1 đến nhiều triệu chứng bệnh kéo dài, trong đó, có 5 triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, đau đầu, rối loạn chú ý và rụng tóc.
hoi.jpg

Chu kỳ phát triển của tóc có 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trưởng, các tế bào phân bào liên tục nên tóc sẽ dài ra. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 năm, chiếm số lượng khoảng 90 đến 95% sợi tóc.

Giai đoạn chuyển tiếp, chiếm tỉ lệ khoảng 2% số lượng tóc và chỉ kéo dài 2 đến 3 tuần. Đây là lúc các nang tóc co lại, tách khỏi nhú bì, thiếu máu nuôi, nhưng tóc vẫn chưa rụng.

Giai đoạn tóc bắt đầu rụng kéo dài từ 2 đến 3 tháng, chiếm tỉ lệ từ 10 đến 15% các sợi tóc. Bất kỳ yếu tố nào tác động vào quá trình phát triển của nang tóc đều làm cho giai đoạn này ngắn lại, kéo dài giai đoạn này gây ra tình trạng rụng tóc.

Trong đại dịch COVID-19 các nhà nghiên cứu phát hiện nam giới bị hói đầu mắc COVID-19 có tỉ lệ bệnh nặng và tử vong cao hơn rất nhiều so với nữ. Điều này đặt ra giả thuyết rằng, liệu vai trò của androgen trong nhiễm COVID-19, thuốc kháng androgen có hiệu quả trong việc điều trị COVID-19 hay không?

Tuy nhiên giả thuyết này không giải thích được vì những người lớn tuổi, tình trạng androgen giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, rụng tóc ở những bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 là do stress, chấn thương, dinh dưỡng… 

Theo Đời sống
back to top