Na rừng đắt là do hiếm

Những ngày cuối tháng 10 này, người dân tại các vùng như Sơn La, Yên Bái, Lào Cao… lại đổ xô đi kiếm na rừng về bán cho các thương lái tại Hà Nội.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/na-rung.jpg-mau-300x200.jpg

Na rừng to, đỏ khác na thường.

Mỗi kg na rừng có giá từ 200.000 – 500.000đ, nhưng giá trị thực tế của quả na rừng thì chưa được nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Na rừng có kích thước khá lớn, trung bình một quả nặng từ 600g – 1kg, có những quả na to nặng tới tới 3 – 4kg/quả. Hiện đang là thời điểm cuối vụ của loại na này nên cây ít quả, độ hiếm cao khiến thương lái càng săn lùng gắt gao và giá cũng được đẩy lên.

Theo Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Từ nhỏ tôi thường xuyên vào rừng tìm thuốc, thi thoảng cũng gặp loại na rừng này, quả chín có thể ăn giải khát luôn.

Có hai loại là na trắng và na đỏ. Na trắng khi chín có màu vàng nhạt hoặc khe múi hơi đỏ, trong khi na đỏ toàn thân màu đỏ tươi, mùi nhựa thơm rất đặc trưng. Trên thị trường na trắng có giá rẻ hơn do ít có giá trị về dược liệu. Loại quả này không ra quanh năm mà chỉ bắt đầu mùa từ tháng 4 đến hết tháng 10 hằng năm.

Na rừng không như na thường, người ta đặt tên là na rừng, vì giống quả na thường, nhưng nó có dạng dây leo, thân to, cứng, quả xù xì, không tròn như quả na thường. Công dụng làm thuốc chủ yếu hỗ trợ kháng tiêu, kháng viêm, mạnh gân cốt, chữa nhức mỏi cơ xương khớp. Quả không nhiều, cây sống lâu năm khoảng 15 – 20 năm.

Tuy nhiên, giá trị này lại nằm chủ yếu ở thân, rễ cây chứ không phải ở quả. Dùng thân cây, rễ cây sắc lấy nước uống. Hiện nay, khoa học chưa phân tích, chứng minh giá trị làm thuốc của rễ, thân hay quả na rừng mà đây mới chỉ là bài thuốc dân gian, người nọ truyền người kia.

Đối với quả na rừng chỉ ăn chơi, vị mát, hơi ngọt, chứ giá trị dinh dưỡng chưa có chứng minh nào rằng nó tốt hơn na thường. Sở dĩ nó đắt là vì nó hiếm và ít quả, hoặc người dân nghĩ đó là na sạch, không hóa chất.

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cho biết thêm, đây là loại cây thân leo, lá hình bầu dục thường mọc trong rừng sâu và có độ phủ tán trên 40%, ở độ cao từ 150 – 1.200m so với mặt nước biển. Quả na rừng không có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc cao như mọi người đồn thổi.

Đặc biệt, nhiều người dùng quả na rừng phơi khô ngâm rượu, nhưng cách này không phù hợp, chỉ có rễ, thân phơi khô sắc uống mới có tác dụng.

P.Hằng (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top