Na chữa mụn nhọt

(khoahocdoisong.vn) - Quả na (mãng cầu ta) tiêu đàm thông nhĩ, mạnh tỳ, làm vững chân nguyên, giúp chân khí, ăn nhiều khí huyết cũng thêm ra.

Ngoài lấy quả ăn, các bộ phận khác của cây như hạt, lá, rễ, quả na điếc đều sử dụng làm thuốc.

Về thành phần dinh dưỡng, trong quả na có 72% glucoza; 14,52% sacaroza; 1,73% tinh bột; 2,7% protid và một số vitamin và muối khoáng, vi lượng cần thiết khác. Na là món ăn bổ, tốt cho người già, trẻ em ốm yếu. Theo y học cổ truyền, quả na có vị ngọt, tính bình, tác dụng hạ khí tiêu đàm, lợi ngũ tạng. Chữa chứng lỵ, di tinh, tiết tinh, tiểu đục, đái tháo nhạt. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ na.

Chữa đi lỵ: Lấy vài quả na tươi còn ương, bỏ vỏ, hạt sắc nước uống cả cái và nước.

Chữa sốt rét lên cơn: Hái 15 - 20 lá na rửa sạch giã nhỏ, pha nước vắt nước cốt uống ngày 2 - 3 lần.

Chữa mụn hạch, sưng đau: Hái 7 - 10 lá già rửa sạch nhai nhỏ cho vài hạt muối đắp lên mụn, hạch tiêu nhanh bớt đau.

Chữa đầu có chấy: Giã nát từ 20 - 30 hạt na pha ít rượu, nước xát lên chân tóc khoảng 15 phút trước khi gội đầu.

Chữa mụn nhọt ở vú: Na điếc (quả na chết trên cây) sao tồn tính, đắp lên vú phụ nữ sau sinh bị sưng đau, viêm tắc tia sữa.

Trị rận rệp: Hạt na giã pha nước ngâm với quần áo (một bộ quần áo cho 30 - 50g hạt na).

Trị giun: Quả và rễ na 30 - 50g sắc nước uống vài lần.

Lưu ý: Không để nước hạt na bắn vào mắt dễ gây bỏng mắt.

DS Nguyễn Văn Hào (Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top