Mỹ phẩm "đội lốt" hàng xách tay bán tràn lan trên mạng

(khoahocdoisong.vn) - Dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các chuyến bay thương mại bị hạn chế, nhưng mỹ phẩm xách tay vẫn được rao bán tràn lan trên nhiều trang mạng xã hội!

Hàng hiệu giá “vỉa hè”

Dạo một vòng các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram… sẽ không khó để bắt gặp các quảng cáo về hàng mỹ phẩm “hàng hiệu”, có xuất xứ từ Anh, Mỹ, Hàn, Nhật... nhưng giá rẻ bằng một nửa so với giá niêm yết trên trang chủ của hãng.

Tuy cùng một sản phẩm, nhưng mỗi người bán một mức giá khác nhau và ai cũng khẳng định hàng của mình là sản phẩm xách tay chính hãng.

Tất nhiên, phần lớn người mua đều biết đây không phải là hàng chính hãng, bởi dù là hàng xách tay, cũng phải chịu thêm các loại phí vận chuyển, nên không thể rẻ chỉ bằng một nửa so với giá niêm yết.

Chưa kể, trong khi dịch bệnh kéo dài, các chuyến bay quốc tế đều bị dừng, hàng xách tay không thể được dồi dào như trước, nhưng số lượng livestream bán hàng thì ngày càng tăng!.

Giải thích duy nhất cho số lượng hàng “xách tay” luôn luôn dồi dào này có lẽ là từ hàng chục vụ hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng liên tiếp bị cơ quan quản lý thị trường phát hiện và bắt giữ.

Mới đây, ngày 22/06, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hơn 22.000 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá trị ước tính 5,5 tỷ đồng tại cửa hàng kinh doanh số 41 phố Lê Ngọc Hân. Theo đó, số sản phẩm này được rao bán chủ yếu qua các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội.

Trước đó, vào ngày 16/6, Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Thanh Oai) cũng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện  xưởng sản xuất mỹ phẩm giả do ông Nguyễn Hữu Duy làm chủ tại địa chỉ tại thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, thu giữ hơn 20.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu mỹ phẩm nước ngoài.

Chính quy quản lý “du kích”

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh mỹ phẩm “đội lốt” hàng xách tay tại Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp. Tổng Cục quản lý Thị trường cảnh báo, tỷ lệ hàng giả, hàng nhái trên thị trường thương mại điện tử sẽ tăng từ 50 – 60% trong thời gian tới.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhu cầu của thị trường, có cung ắt có cầu. Tuy nhiên, nếu không đặt các hình thức thương mại điện tử này dưới chế tài pháp luật, thì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

Nhưng đến nay, pháp luật của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa có hệ thống dẫn đến chưa điều chỉnh được các quan hệ xã hội với phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các đối tượng đang lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để làm ăn phi pháp, đưa những sản phẩm kém chất lượng để lưu thông.

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, các đối tượng hoạt động rất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Kho hàng có thể chỉ là một căn hộ chung cư, hoặc nằm ở các vùng xa trung tâm, thậm chí không có hàng hóa tại kho nên việc kiểm tra bắt giữ gặp nhiều khó khăn.

Theo LS Nguyễn Doãn Hùng, Giám đốc Công ty luật HTC Việt Nam, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử đã có những chế tài và phương án quản lý các hành vi gian lận thương mại này. Tuy nhiên, với sự vận động phát triển của công nghệ số, Nghị định này đang dần không theo kịp thực tế. Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Về chế tài xử phạt, tuy Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt về xử lý vi phạm về hàng xách tay lên tới 200 triệu, nhưng vẫn chưa thể đủ sức răn đe.

Bên cạnh tăng mức xử phạt, việc siết chặt hoạt động đăng ký kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là điều cần thiết.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, các sàn thương mại điện tử trước khi đi vào kinh doanh, bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, cá nhân kinh doanh có thể kê khai doanh thu, nộp thuế. Đề cao trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong việc quản lý.

Ngoài ra, để không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu và tránh tiền mất tật mang vì những sản phẩm không rõ nguồn gốc gắn mác "xách tay" người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, lựa chọn địa chỉ tin cậy, có hoá đơn xuất xứ rõ ràng.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top