Mỹ lo ngại sự hiện diện quân sự Trung Quốc ở Campuchia

Thăm Campuchia, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở nước này, thúc giục Phnom Penh “duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng”.

<div> <p>B&agrave; Wendy Sherman cũng đề nghị Campuchia giải th&iacute;ch r&otilde; l&yacute; do ph&aacute; dỡ c&aacute;c t&ograve;a nh&agrave; do Mỹ t&agrave;i trợ x&acirc;y dựng tại căn cứ hải qu&acirc;n Ream, <em>Reuters </em>dẫn tuy&ecirc;n bố của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong khu&ocirc;n khổ chuyến thăm, Thứ trưởng Ngoại giao Sherman cũng đ&atilde; hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.</p> <p>Năm ngo&aacute;i, Lầu Năm G&oacute;c n&oacute;i rằng, họ lo lắng trước th&ocirc;ng tin tổng h&agrave;nh dinh chiến thuật của Hải qu&acirc;n Campuchia tại căn cứ hải qu&acirc;n Ream bị dỡ bỏ v&agrave; đề nghị Campuchia giải th&iacute;ch. T&ograve;a nh&agrave; d&agrave;i gần 30m, chứa một số t&agrave;u tuần tra cỡ nhỏ. Hồi th&aacute;ng 10/2020, Campuchia giải th&iacute;ch, họ san ủi t&ograve;a nh&agrave; để mở rộng căn cứ v&agrave; sẽ di dời cơ sở bị ph&aacute; dỡ ra nơi kh&aacute;c. Campuchia phủ nhận sự d&iacute;nh d&aacute;ng của Trung Quốc trong việc ph&aacute; bỏ t&ograve;a nh&agrave; do Mỹ t&agrave;i trợ x&acirc;y dựng.</p> <div class="notebox nleft cms-note"> <p>Theo Reuters, Campuchia nằm ở vị tr&iacute; chiến lược b&ecirc;n vịnh Th&aacute;i Lan, l&agrave; th&agrave;nh vi&ecirc;n của ASEAN, trong khi Washington coi việc tăng cường hợp t&aacute;c với ASEAN l&agrave; một yếu tố quan trọng trong nỗ lực đối ph&oacute; ảnh hưởng khu vực ng&agrave;y c&agrave;ng gia tăng của Bắc Kinh.</p> </div> <p>Người ph&aacute;t ng&ocirc;n Bộ Ngoại giao Mỹ n&oacute;i rằng, c&oacute; bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tham gia một dự &aacute;n cải tạo quy m&ocirc; lớn ở căn cứ hải qu&acirc;n Ream. Ph&aacute;t ng&ocirc;n vi&ecirc;n cũng n&oacute;i rằng, &ldquo;c&aacute;c b&aacute;o c&aacute;o đ&aacute;ng tin cậy&rdquo; cho thấy dự &aacute;n bao gồm một khu vực ho&agrave;n to&agrave;n nằm dưới quyền kiểm so&aacute;t của Trung Quốc.</p> <p>&ldquo;Thứ trưởng Sherman b&agrave;y tỏ sự quan ngại s&acirc;u sắc về sự hiện diện của qu&acirc;n đội Trung Quốc v&agrave; việc x&acirc;y dựng c&aacute;c cơ sở ở căn cứ hải qu&acirc;n Ream. B&agrave; đề nghị l&agrave;m r&otilde; việc ph&aacute; dỡ hai t&ograve;a nh&agrave; do Mỹ t&agrave;i trợ x&acirc;y dựng tại Ream m&agrave; kh&ocirc;ng th&ocirc;ng b&aacute;o hoặc giải th&iacute;ch. B&agrave; nhận thấy rằng, một căn cứ qu&acirc;n sự Trung Quốc ở Campuchia sẽ l&agrave;m tổn hại chủ quyền của Campuchia, đe dọa an ninh khu vực v&agrave; ảnh hưởng ti&ecirc;u cực tới quan hệ Mỹ-Campuchia&rdquo;, Bộ Ngoại giao Mỹ tuy&ecirc;n bố.</p> <p>B&aacute;o Hong Kong<em> South China Morning Post</em> nhận định, Trung Quốc c&agrave;ng l&uacute;c c&agrave;ng trở th&agrave;nh đồng minh ch&iacute;nh trị v&agrave; kinh tế quan trọng của Campuchia. Trong khi đ&oacute;, quan hệ giữa Trung Quốc v&agrave; Mỹ xấu đi tr&ocirc;ng thấy trong những năm gần đ&acirc;y, về c&aacute;c vấn đề như nh&acirc;n quyền, thương mại, Đ&agrave;i Loan, Hong Kong, T&acirc;n Cương (đều thuộc Trung Quốc), sự b&agrave;nh trướng qu&acirc;n sự của Bắc Kinh ở Biển Đ&ocirc;ng&hellip;</p> <p>Người ph&aacute;t ng&ocirc;n của Ch&iacute;nh phủ Campuchia, &ocirc;ng Phay Siphan, th&uacute;c giục Mỹ đối thoại với Campuchia. &ldquo;C&oacute; một số vấn đề Mỹ chưa hiểu r&otilde; về Campuchia v&agrave; Campuchia chưa hiểu r&otilde; về &yacute; định của Mỹ&rdquo;, &ocirc;ng Siphan n&oacute;i.</p> <p><strong>&ldquo;Đến l&uacute;c c&agrave;i đặt lại quan hệ&rdquo;</strong></p> <p>Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sherman diễn ra c&ugrave;ng thời điểm Thủ tướng Campuchia đăng tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội một chuy&ecirc;n mục của th&ocirc;ng tấn x&atilde; nước n&agrave;y với nội dung &ldquo;đ&atilde; đến l&uacute;c Mỹ v&agrave; Campuchia, dưới c&aacute;i b&oacute;ng của Trung Quốc, c&agrave;i đặt lại quan hệ&rdquo;, b&aacute;o &Uacute;c <em>The Sydney Morning Herald</em> đưa tin ng&agrave;y 1/6. Trong khi đ&oacute;, Bộ trưởng Quốc ph&ograve;ng Campuchia Tea Banh b&agrave;y tỏ ủng hộ Bắc Kinh hỗ trợ t&agrave;i ch&iacute;nh để Campuchia n&acirc;ng cấp căn cứ hải qu&acirc;n ở tỉnh ven biển Sihanoukville; nhưng phủ nhận th&ocirc;ng tin rằng, Trung Quốc sẽ được ưu ti&ecirc;n tiếp cận cảng chiến lược trọng yếu b&ecirc;n bờ vịnh Th&aacute;i Lan.</p> <p>GS John Blaxland (Đại học Quốc gia &Uacute;c) cho rằng, ch&iacute;nh quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ kh&ocirc;ng chỉ tr&iacute;ch Thủ tướng Hun Sen về vấn đề d&acirc;n chủ, nh&acirc;n quyền, m&agrave; chỉ nỗ lực tham gia c&aacute;c hoạt động gi&uacute;p cải thiện quan hệ Mỹ-Campuchia. GS Blaxland cho rằng, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen, tướng Hun Manet, người từng tốt nghiệp học viện qu&acirc;n sự West Point nổi tiếng của Mỹ, c&oacute; thể l&agrave; một nh&acirc;n vật quan trọng gi&uacute;p cải thiện quan hệ song phương.</p> <p>Đầu th&aacute;ng 6, b&agrave; Sherman dừng ch&acirc;n ở một số nước Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;, bao gồm Indonesia, Th&aacute;i Lan, nhưng chuyến thăm Campuchia được nhiều người quan t&acirc;m nhất trong bối cảnh cạnh tranh địa - ch&iacute;nh trị giữa Mỹ v&agrave; Trung Quốc. &Ocirc;ng Blaxland cho rằng, trong Ch&iacute;nh phủ Campuchia hiện c&oacute; một số tiếng n&oacute;i tuy kh&ocirc;ng mạnh mẽ nhưng c&oacute; sức ảnh hưởng; họ thể hiện sự kh&ocirc;ng thoải m&aacute;i với mức độ phụ thuộc của Campuchia v&agrave;o Trung Quốc. Trung Quốc đ&atilde; đổ h&agrave;ng tỷ đ&ocirc; la v&agrave;o Campuchia th&ocirc;ng qua c&aacute;c dự &aacute;n thuộc s&aacute;ng kiến &ldquo;V&agrave;nh đai-Con đường&rdquo;, chủ yếu ở Sihanoukville. Những năm gần đ&acirc;y, h&agrave;ng chục s&ograve;ng b&agrave;i mọc l&ecirc;n ở Sihanoukville để phục vụ du kh&aacute;ch Trung Quốc.</p> <p>Theo <em>The Sydney Morning Herald</em>, trong khi một số người Campuchia phản đối t&igrave;nh trạng c&ocirc;ng nh&acirc;n Trung Quốc tr&agrave;n sang Sihanoukville l&agrave;m việc, sự ph&aacute;t triển n&oacute;ng của casino&hellip;, Phnom Penh được hưởng lợi từ sự t&agrave;i trợ của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ho&agrave;nh h&agrave;nh. Campuchia hiện l&agrave; nước c&oacute; tỷ lệ ti&ecirc;m vắc-xin ph&ograve;ng COVID-19 cao thứ hai ở Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;, chỉ sau Singapore, b&aacute;o &Uacute;c đưa tin. Campuchia sử dụng vắc-xin Sinovac v&agrave; Sinopharm của Trung Quốc.</p> <div class="article__story cms-relate">&nbsp;</div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo tienphong.vn
back to top