Mướp rắn tốt cho người nội nhiệt

(khoahocdoisong.vn) - Mướp rắn còn gọi là mướp hổ, mướp tây, mướp Ấn Độ vì cây này xuất xứ từ Ấn Độ nhập vào Việt Nam. Mướp rắn cũng là rau ăn mát, nguồn bổ sung vitamin và muối khoáng, nghèo calo, rất thích hợp cho những người đang cần giảm cân.

Mướp rắn thuộc họ bầu bí, ưa leo giàn, ra nhiều quả, quả dài như con rắn, thường dùng nấu canh với tôm tép, xào với lòng gà vịt hoặc ăn sống, phối hợp với các loại rau khác. Theo y học cổ truyền, mướp rắn có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm. Chữa táo bón, nội nhiệt, viêm họng, mụn nhọt.

Trong 100g quả ăn được cung cấp cho cơ thể 12g calo, trong đó có 95g nước, 0,7g chất đạm, 0,1g chất béo, 2,8g bột đường, 0,5g chất xơ, 0,4g chất khoáng trong đó có 24mg photpho, 123mg kali, 127mg canxi, 21mg magiê, 0,7mg đồng, 0,47mg sắt và sinh tố B1, B2, C. Mướp rắn là loại rau ít năng lượng lại giàu dưỡng chất, dùng rất tốt cho người nội nhiệt, người đang cần giảm cân. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc từ mướp rắn.

- Chữa táo bón: Mướp rắn 100g gọt vỏ thái lát, rau đay 50g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

- Chữa ho viêm họng: Mướp rắn 100g, xắt lát, đậu phụng giã nhỏ 50g, gia vị, nấu canh tôm ăn.

- Chữa tiểu đường: Mướp rắn 100g, tôm sú 100g bóc vỏ, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Mướp rắn không thơm bằng mướp hương nhưng quả mềm, ít xơ, dễ ăn, thích hợp người cao tuổi và trẻ em. Không nên dùng cho người suy nhược, mới ốm dậy, thiếu máu, người đang cần tăng cân. 

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top