Mướp hương chữa ho và sốt

ng y gọi mướp hương là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ tỳ lợi thủy, giải độc sát trùng.

Mướp hương không chỉ ăn ngon, có hương thơm quyền rũ mà còn là vị thuốc tuyệt vời.

mướp hương

Mướp hương là một vị thuốc tuyệt vời.

Trong 100g trái mướp có chứa 95g nước, 0,9g protit, 0,1gr lipit, 3gr ghuxit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, vitamin C, riboflavin, chất xơ, đồng và magiê.

Mướp cũng chứa ít calorie, nhiều nước, là lọai quả chứa ít calorie nhất chỉ khỏang 60mg/100g khi đã nấu chín.

Nhờ ít chất béo bão hòa và cholesterol lại nhiều chất xơ ăn kiêng nên ăn mướp có lợi cho giảm cân nhanh chóng.

Ăn mướp cũng tốt cho dạ dày vì chất cellulose ngừa táo bón và trĩ. Buổi sáng, uống một ly nước ép từ mướp với một số rau củ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Khi tắm, dùng xơ mướp cọ rửa lên người là cách thanh tẩy tế bào chết giúp da mịn màng và trơn láng, giúp kích hoạt làn da thêm khỏe mạnh và săn chắc hơn.

Làm đẹp da với xơ mướp còn giúp loại trừ mùi hôi trên da cơ thể và bàn chân. rong dân gian, quả mướp thường được ứng dụng trong các trường hợp như:

Mướp nấu nước uống giúp lợi sữa cho thai phụ, lưu thông khí huyết hay dùng cho sản phụ mới sinh con.

Viêm họng:

Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.

Ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.

Phù thũng: Lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.

Mụn nhọt: Lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ bị thương có tác dụng chữa nước ăn chân, mụn nhọt, lở ngứa.

Hoặc dùng lá mướp khô đốt lấy tro xức vào mụn nhọt hoặc vết thương bị nhiễm trùng.

Nứt nẻ đầu vú: Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính (không để cháy thành than), tán bột mịn, hòa với dầu vừng dùng bôi vào đầu vú.

Bài thuốc này còn có tác dụng chữa chứng chảy máu lợi rất tốt.

Sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt.

Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút để nguội, chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Viêm xoang: Dùng thân cây phần mọc từ mặt đất trở lên khoảng 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống 10g/lần với ít rượu; chữa chảy nước mũi và có mùi hôi.

Đau lưng: Thân cây mướp 30g, xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang; chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt. Hay hạt mướp già 5 – 10g sao vàng, sắc nước uống.

Nhuận tràng: Dùng quả mướp nấu canh ăn hằng ngày, có tác dụng nhuận tràng và làm dịu cơn đau dạ dày.

Tăng lượng sữa cho bà đẻ: Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông.

Băng huyết: Mướp hương 1 – 2 quả, huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.

Đau nửa đầu:

Dùng 15 – 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày, có tác dụng thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho, đau lưng.

Trĩ ra máu: Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, chia làm 2 lần chiêu với nước ấm, dùng uống mỗi ngày 4 – 8g, còn có tác dụng chữa rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu.

Tắc tia sữa: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

Hen suyễn: Xơ mướp 20g băm nhỏ, hạt đay quả dài 12g, giã dập, tất cả đem sao rồi trộn đều với nhau dùng sắc uống lúc nóng ngày 2 lần. Dùng liên tục 2 – 3 ngày.

Sởi: Xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g.

Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm 2 lần trong ngày có tác dụng làm sởi mọc nhanh, đều, hạn chế các biến chứng.

BS Hoàng Xuân Đại (Nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
back to top