Muốn giảm ung thư không nên ăn quá 300g thịt đỏ/tuần

Đây là nội dung được đưa ra trong hội thảo “Vai trò dinh dưỡng trong phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe hậu Covid-19" do Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức ngày 22/4.
Trong dự phòng và điều trị ung thư, dinh dưỡng có vai trò quan trọng.
Trong dự phòng và điều trị ung thư, dinh dưỡng có vai trò quan trọng.

Tại hội thảo, các nữ trí thức đã chia sẻ thông tin về tình hình bệnh ung thư trên thế giới và tại Việt Nam, đưa những giải pháp để kiểm soát, phòng bệnh.

GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam cho biết: “Ung thư là một trong 4 nhóm bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được trên 200 loại bệnh ung thư.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 có khoảng 19 triệu ca mắc mới ung thư và gần 10 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, số ca mắc đến 2020 là 182.000 người, số ca tử vong là 123.000 người (xếp thứ 90/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, thứ 16 châu Á, thứ 6 Đông Nam Á).

Trong số các trường hợp mắc ung thư, có ung thư gan, phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đáng nói, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước”.

Trong dự phòng và điều trị ung thư, dinh dưỡng có vai trò quan trọng. GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cho biết, để dự phòng ung thư, chúng ta nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng, chế độ ăn đầy đủ, cân đối và hợp lý.

Cụ thể, cần tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt; ăn vừa phải lượng thịt đỏ (không nên quá 3 đơn vị thịt đỏ, tương đương 300g trong 1 tuần); giảm đồ ăn nướng, đồ rán, tránh chế biến các loại thịt chế biến ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài; giảm tiêu thụ các đồ ăn nhanh; sử dụng ít đồ uống có cồn, có thể uống 3 - 5 tách trà xanh mỗi ngày; giảm lượng muối trong khẩu phần (dưới 5g/ngày); tăng cường rau xanh và trái cây.

Bên cạnh đó, để phòng và điều trị ung thư, mỗi người cũng cần kiểm soát cân nặng; tăng cường hoạt động thể lực; duy trì cân nặng lý tưởng; tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi tuần ít nhất 30 phút. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện các liệu pháp tầm soát ung thư, tiêm văcxin phòng bệnh ung thư với những loại bệnh có văcxin…

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top