Muối dẫn thuốc vào các đường kinh trị bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Muối là thứ gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Muối giúp cho bữa ăn đậm đà, ngon miệng, muối giúp cải thiện, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn.

Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn, không độc, tính bình, vào ba kinh thật, tâm vào vị. Muối có tác dụng tư hỏa thanh tâm, lương huyết giải độc, dẫn các thuốc vào các đường kinh...  Ngoài ra muối còn tham gia vào việc chữa bệnh hiệu quả.

Chữa đau lưng, đau vai gáy, đau các khớp: Lấy muối rang nóng lên. Dùng lá ngải cứu sao vàng, cho vào túi vải cùng một muối rang chườm vào bụng đau, ngày thay vài lần có kết quả tốt, đỡ đau ngay.

Tê bì chân tay: Cho muối vào trộn nước sôi lượng tùy theo để cho muối tan, nước còn nóng cho dần hai chân, hai tay vào ngâm. Khi nước nguội lại cho thêm nước nóng vào ngâm khoảng 30 phút, lau khô chân rất tốt.

Chữa mệt mỏi: Sau lao động nặng mà ra nhiều mồ hôi, pha nước chanh đường thêm vài hạt muối uống sẽ thấy cơ thể thoải mái, dễ chịu.

Chảy nước mắt do viêm bờ mi: Lấy nước nóng pha muối để lắng cặn, gạn nước trong rửa mặt vài lần trong ngày sẽ hết ngứa.

Chữa ho, viêm họng: Cho quất vào hấp với muối, ngậm ho vài lần trong ngày là hết viêm họng. Muối có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, muối cũng là nguy cơ cho một số bệnh nặng lên. Trung bình một ngày ta chỉ cần ăn 5g muối là đủ, nếu người khỏe, to béo có thể dùng 8-10g. Những người có bệnh tim mạch và huyết áp, người mắc bệnh thận thì nên anh nhạt vừa, nếu ăn mặn sẽ làm cho giữ nước trong cơ thể, làm tăng gánh nặng cho tim, tim phải làm việc nhiều sẽ gây suy tim, huyết áp cao, sỏi thận. 

BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top