Mưa ngâu đến sớm

Mưa ngâu năm nay đến sớm cả tháng trời. Mưa ngâu đến sớm đồng nghĩa với việc lũ, lụt cũng sẽ đến sớm. Thông thường qua rằm tháng 7 sẽ hết mưa. Từ nay tới đó còn khoảng 40 ngày nữa. Chúng ta cần phải đề phòng mưa gây lũ, lụt.

Năm nay mưa ngâu đến sớm.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, đợt mưa vừa diễn ra trong mấy ngày qua ở Bắc Bộ chính là mưa ngâu. Khác với các loại mưa mùa hè như mưa rào, mưa dông, mưa ngâu là kiểu mưa từng cơn, từng trận, chỗ mạnh, chỗ yếu, chỗ cấp tập, chỗ khoan thai…

Đấy chính là lý do vì sao trong mấy ngày qua, cùng là Hà Nội nhưng có chỗ mưa, có chỗ lại không, có lúc mưa rào rào, mưa sầm sập, sau đó lại tạnh rồi mưa lưa thưa, mưa như tơ trời giăng trên mái nhà, phiến cỏ…

Điều đặc biệt là thông thường hàng năm, vào tháng 7 âm lịch (dương lịch là cuối tháng 7, đầu tháng 8) mưa ngâu mới xuất hiện. Tuy nhiên, năm nay mới 2/6 âm lịch mưa (và cũng là đầu tháng 7 dương lịch) mưa ngâu đã xuất hiện. Như vậy, nếu theo âm lịch, thì mưa ngâu đến sớm 1 tháng và theo dương lịch mưa ngâu đến sớm khoảng nửa tháng.

Nguyên nhân của mưa ngâu sớm là do dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ xuất hiện dồn dập và  sớm hơn trung bình nhiều năm. “Với mưa ngâu, cha ông ta có câu “vào 3, ra 7” nghĩa là mưa ngâu xuất hiện vào ngày mồng 3, ngày 13, ngày 23 và kết thúc vào ngày mồng 7, ngày 17,  ngày 27. Như vậy, thời gian tới, mưa ngâu sẽ còn lặp lại vài trận nữa.

Mưa ngâu đến sớm đồng nghĩa với việc lũ, lụt cũng sẽ đến sớm. Thông thường qua rằm tháng 7 sẽ hết mưa. Từ nay tới đó còn khoảng 40 ngày nữa. Chúng ta cần phải đề phòng mưa gây lũ, lụt.

Điều đáng nói, những trận mưa liên tiếp trong thời gian qua, nhất là đợt mưa khủng khiếp ở các tỉnh miền núi phía Bắc những ngày cuối tháng 6 đã khiến đất no nước, lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra. Giờ mưa tiếp tục dội xuống, đất, đá đã no nước và bở, lũ quét, sạt lở đất sẽ diễn ra nghiên trọng hơn”, ông Hải cảnh báo.

Sơn Hà

Theo Đời sống
back to top