Mùa dịch người cao tuổi mắc bệnh phổi cần lưu ý

Đại dịch toàn cầu do SARS-CoV-2 gây ra đã mang lại tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những người có các bệnh lý nền mạn tính. Đối với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khi đã có tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở sẽ dẫn đến giảm chức năng hô hấp, gây hậu quả giảm cung cấp oxy và thải khí carbon cho cơ thể. Nếu phổi bị viêm do Covid-19 sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.

COPD thường mắc ở nhóm người cao tuổi, khả năng miễn dịch suy giảm và tắc nghẽn đường thở làm cho SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập, gây tổn thương và bội nhiễm các vi khuẩn khác, tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân COPD mắc Covid càng khó thở nặng, tiến triển nhanh hơn và nguy cơ tiến triển nặng với tỷ lệ cao hơn. Cho đến nay, các nghiên cứu trên thế giới khẳng định, chưa có bằng chứng khoa học về bệnh nhân mắc COPD làm tăng tỷ lệ mắc Covid-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định những bệnh nhân mắc COPD là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ nhập viện cũng như làm tăng rõ rệt tỷ lệ tử vong so với nhóm người không mắc COPD.

Trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, bệnh nhân mắc COPD cần chú ý thực hiện nghiêm chiến lược “5K+Văcxin”. Bệnh nhân phải duy trì các thuốc điều trị COPD đều đặn tại nhà, khuyến cáo cơ sở điều trị cấp thuốc dài hạn hơn cho bệnh nhân để bệnh nhân có thuốc dùng hằng ngày theo hướng dẫn. Bệnh nhân phải hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác nhằm tránh lây nhiễm Covid-19, kể cả việc tư vấn bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng nên tư vấn qua điện thoại, hạn chế tối đa đến thăm khám tư vấn tại bệnh viện. Trong đợt dịch bệnh Covid-19 các cơ sở y tế cũng nên giảm thiểu việc đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân, trừ khi phải đánh giá trước phẫu thuật. Trong khi dùng thuốc tại nhà nên thay thế thuốc dạng khí dung bằng các hộp thuốc dạng xịt định liều hoặc dạng dạng bột khô nhằm giảm nguy cơ phát tán virus. Ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần chú trọng chế độ dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng hô hấp tại nhà theo hướng dẫn một cách đều đặn.

Văcxin phòng Covid-19 là một “lá chắn” đối với dịch bệnh này. Vì vậy, người mắc lý này rất cần được tiêm văcxin phòng Covid-19, nhưng phải được tiêm tại bệnh viện, nơi có đủ khả năng cấp cứu.

Trước khi tiêm phòng cần duy trì điều trị kiểm soát tốt triệu chứng của COPD. Bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (ngoài đợt cấp), không dùng Corticosteroid toàn thân trong vòng 10 - 14 ngày. Khi khám sàng lọc trước tiêm, ngoài hỏi tiền sử dị ứng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp thì cần khám hô hấp: bệnh nhân có chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/phút, SpO2> 94%. Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút và khi về nhà chú ý vẫn dùng các thuốc kiểm soát COPD theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm văcxin. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… cần báo ngay cho bác sĩ. Để giảm thiểu tương tác thuốc với văcxin cũng như làm giảm hiệu lực bảo vệ của văcxin thì bệnh nhân mắc COPD sau khi tiêm còn cần lưu ý, tránh dùng thuốc nhóm corticosteroide đường toàn thân (dùng đường uống và đường tiêm) để điều trị COPD.

PGS.TS Nguyễn Đình Tiến (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top