Mồng tơi, rau ngon, thuốc hay

(khoahocdoisong.vn) - Ở nước ta, mồng tơi là loại rau ăn rất phổ biến. Mồng tơi kết hợp với cua, ngao là món canh rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Ngoài là món rau thơm ngon, mồng tơi cũng là bài thuốc hữu ích với rất nhiều công dụng.
Rau mồng tơi thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt. (Ảnh minh họa)

Rau mồng tơi thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt. (Ảnh minh họa)

Theo Đông y, mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng mồng tơi:

Làm lành vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hằng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Đại tiện xuất huyết kinh niên: Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút là được.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi nấu canh ăn hằng ngày. Sau vài ngày là đại tiện sẽ thông.

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón có thể sử dụng cây mồng tơi thay thế cho các loại thuốc nhuận tràng có hại. Nó thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan.                                                                       

  • Canh rau mồng tơi thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện để bà bầu đi cầu thuận lợi và dễ dàng hơn.

    Canh rau mồng tơi thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện để bà bầu đi cầu thuận lợi và dễ dàng hơn.

  • Tiểu tiện không thông suốt, đái rắt, đái nhỏ giọt: Dùng rau mồng tơi tươi 70 - 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

    Ngực bồn chồn, đầy tức: Rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

  • Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Hầm nhừ gà ác chung với đậu đen rồi cho mồng tơi vào nấu thêm 5 phút nữa. Cho sản phụ ăn khi còn nóng sẽ giúp kích thích ra nhiều sữa. Món ăn này còn bổ sung nhiều sắt, vitamin và chất nhầy giúp ngăn ngừa táo bón sau sinh và bồi bổ sức khỏe, dưỡng da, hạn chế rụng tóc.

  • Lưu ý:

  • - Mồng tơi tính hàn nên người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.

  • BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top