Món ăn, vị thuốc quý trị bệnh từ nhãn

Nhãn là một trong những loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng, nhãn rất ngon, ngọt thơm và bổ dưỡng.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/qua-nhan1-300x199.jpg

Nhãn không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý trị bệnh.

Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, cùi nhãn có thành phần protein, chất béo, chất đường và cacbohydrate. Ngoài ra còn có các vitamin nhóm B, C và A.

Đặc biệt là nhãn cho lượng calo rất lớn. Các khoáng chất tổng hợp như canxi, photpho, đồng, sắt, kẽm, selen… nên khi ăn nhãn ta thấy người khỏe mạnh hương phấn, không có cảm giác đói và mệt mỏi.

Theo tài liệu cổ, long nhãn vị ngọt, tính ôn, bổ dưỡng, đi vào kinh tâm, tỳ và bổ khí huyết. Nhãn có tác dụng ích trí, an thần, nhuận phổi, chống ho, thích hợp với những người thiếu máu, thở yếu, tim đập yếu, loạn nhịp, thần kinh suy nhược ngủ kém…

Nhãn còn giúp phụ nữ sau sinh và người bệnh sau phẫu thuật. Mặc khác, có thể chế biến thành món ăn làm vị thuốc như sau đây.

Thuốc bổ gan: Long nhãn, kỷ tử, mỗi thứ 12g, trứng chim bồ câu 2 quả. Các vị trên rửa sạch cho vào 500ml nước ninh cho nhừ khi còn 200ml chất lấy nước bỏ bã, đập trứng vào nồi thuốc đun sôi lên là bắc ra, ăn trong ngày có thể ăn từ 10 – 15 ngày, ăn lúc đói.

Thuốc bổ máu: Long nhãn bóc ra từ 600g quả tươi đường trắng vào quấy đều tay cho đường tan hết, tạo thành một chất sền sệt để nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín. Mỗi người bệnh uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước sôi để nguội.

Thuốc an thần: Long nhãn 60g, táo tàu 30g, vị này cho vào nồi với 1 lít nước, ninh kỹ cho nhừ khi còn 500ml nước uống, nhiều lần trong ngày, cần uống liên tục khi nào ngủ được thì dừng.

Thuốc chữa bệnh tiền đình: Long nhãn 16g, câu đằng 12g, thục địa 16g, táo nhân 10g. Tất cả các vị thuốc cho vào 500ml nước sắc còn 200ml uống trong ngày, uống lúc đói liên tục trong 15 ngày. Tác dụng rất tốt cho người bị chóng mặt hoa mắt, mất ngủ và đi đứng chòng chành như sau sóng. Kiêng bia, rượu và các chất kích thích.

Canh long nhãn: Long nhãn 10g, hạt khiếm thảo 12g, nhân táo rang 10g, sơn thù nhục 10g, đường trắng vừa đủ. Cho các vị thuốc vào ninh lấy nước, khi nhừ chắt lấy nước và cùi nhãn ăn cả cái lẫn nước. Tuần ăn 3 lần, tác dụng của món canh này giúp cho thận tốt, bổ tỳ, an thần và tiêu hóa tốt.

BS Kim Lan

(nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top