Món ăn từ đậu phụ trị đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Đậu phụ không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, bồi bổ cho người ốm mà còn trị tiểu đường rất hiệu quả...

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc… Dưới đây là cách chế biến đậu phụ để tạo ra món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng lại có hiệu quả cao trong trị liệu đái tháo đường.

Đậu phụ xào nấm: Đậu phụ 200g, nấm rơm 100g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Trừ mỡ giảm béo, rất thích hợp cho những người bị bệnh đái tháo đường có béo bệu, tăng huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim.

Đậu phụ xào mướp đắng: Đậu phụ 100g, mướp đắng 150g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái miếng; cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công dụng: Thanh nhiệt, làm hết khát, hạ đường huyết, dùng cho người tiểu đường thuộc thể táo nhiệt (miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều).

Canh đậu phụ + Thịt dê: thịt dê 50g, gừng tươi 10g, đậu phụ 250g. Thịt dê thái miếng, ướp gừng tươi thái chỉ ninh nhừ, cho đậu phụ vào đun sôi vài dạo là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Ôn trung bổ hư, điều hòa khí cơ, làm hạ đường huyết.

Bánh đậu phụ + hoa hòe: Hòe hoa non tươi 500g, đậu phụ 250g, trứng gà 2 quả, vừng đen, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hòe hoa rửa sạch, để ráo nước, cho vào bát cùng với đậu phụ, trứng gà, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi thái vụn và gia vị vừa đủ, quấy đều, vê thành viên để làm nhân bánh. Vừng đen rửa sạch, để khô rồi đem rang thơm, đựng vào bát. Đổ dầu vào chảo đun nóng, lấy các viên nhân bánh lăn trên vừng rang rồi cho vào chảo rán chín là được, ăn nóng. Công dụng: Tư âm nhuận táo, ích khí dưỡng huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, đại tiện ra máu, khái huyết…

Canh phổi dê + đậu phụ: Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Công dụng: Dùng cho bệnh nhân tiểu đường,  đái nhiều.

ThS Hoàng Khánh Toàn

(nguyên chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top