Món ăn từ bí đao thanh nhiệt, trừ phiền khát

(khoahocdoisong.vn) - Bí đao vị ngọt nhạt, tính mát là món ăn tốt trong mùa nắng nóng cho người thừa cân béo phì, người bị phù nề mà còn có có tác dụng tốt trị bệnh đái tháo đường, cảm nóng, viêm đường tiết niệu, bệnh thận, bệnh gan, bệnh đường hô hấp…

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua... vị ngọt nhạt tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo… Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Trong thành phần của bí đao tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C...

Cháo bí đao: Bí đao tươi cả vỏ 100g, gạo tẻ 50g. Bí xanh rửa sạch thái miếng nhỏ, gạo tẻ vo sạch, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng và làm hết khát; rất thích hợp với những người thừa cân béo phì, người bị phù nề, tiểu đường, cảm nắng, cảm nóng, viêm đường tiết niệu, trẻ em bị bệnh ngoài da trong mùa hè.

Chè bí đao: Bí đao 250g, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng rồi đem nấu nhừ, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, dùng liên tục 5 – 7 ngày. Thích hợp với những trường hợp có sốt cao, ho nhiều.

Canh bí đao sườn lợn: Bí đao 150g, xương sườn lợn 100g. Đem xương sườn hầm nhừ gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị vào nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp gẫy xương tại chỗ sưng nề nhiều.

Nước vỏ bí đao + râu ngô: Vỏ bí xanh 60g, râu ngô 60g, vỏ quả cau 30g. Tất cả rửa sạch, sắc với 4 bát nước lấy còn 1 bát, hoà thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoá thạch.

Bí đao nấu đậu răng ngựa: Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2l. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

Chè bí đao + ý dĩ: Bí đao 350g, ý dĩ sống 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, rừa sạch, thái miếng; ý dĩ đãi sạch. Hai thứ đem nấu chín, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày. Món này tốt cho người bị phì đại tuyến tiền liệt thể bàng quang thấp nhiệt. Biểu hiện: Tiểu tiện buốt, rắt, có cảm giác nóng trong dương vật, không thông thoáng, nước tiểu màu vàng thậm chí có thể bí đái, bụng dưới chướng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.

Nước bí đao + lá sen: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: Thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipit máu, viêm đường tiết niệu...

ThS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top