Món ăn trị nấc

(khoahocdoisong.vn) - Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được. Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phải điều trị.

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai: Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được. Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phải điều trị.

Nước gừng: Gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1 - 2 lần/ngày.

Nước vải: Vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.

Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.

Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2 - 3 ngày.

Cháo nho: Nho chín 100g, gạo 100g, sữa bò tươi 50ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn một lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số mẹo sau đây: Hít vào thật mạnh và nín thở trong một thời gian khá lâu. Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2 - 3 giây, rồi nghỉ 2 - 3 giây và lặp lại khoảng 15 - 20 lần. Uống một ly nước, hớp từng ngụm nhỏ và nhịn thở.

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top