Món ăn chữa sỏi tiết niệu

(khoahocdoisong.vn) - Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Lựa chọn thực phẩm phòng chống và chữa sỏi rất có ý nghĩa.

Yếu tố gây bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: Di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống – sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động... Trong đó, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng.

Người bệnh cần uống nhiều nước hơn để tiểu tiện tự nhiên, đẩy sỏi dần xuống phía dưới niệu đạo. Người bình thường uống mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước thì người bị sỏi niệu cần uống 3 – 4 lít. Sỏi nhỏ có kích thước dưới 5mm có thể thải ra ngoài qua nước tiểu.

Đối với các bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), chế độ ăn uống đúng sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả. Thực phẩm mà người bệnh có thể dùng phụ thuộc vào loại sỏi (chất kết tủa sinh ra sỏi) của họ như: chất axit oxalic, phootspho canxi, axit cacbonic hay axit uric…

Thực phẩm không nên dùng: Bệnh nhân bị sỏi axit oxalic, sỏi photpho, sỏi axit cacbonic không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc, cua, tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao (như táo, tỏi, hành tây, cà phê, cacao, nước chè…).

Thực phẩm có thể dùng: Người bị sỏi axit oxalic có thể ăn các loại thịt gà, vịt, thịc nạc, cá, trứng, nho… Người bị sỏi photpho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit, làm tan sỏi. Riêng người bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn óc, tủy, xương, nội tạng động vật, súp lơ…

Bệnh nhân bị sỏi niệu không nên uống rượu, cà phê, nên tập thể dục như đi bộ, chạy nhẹ nhàng, đi xe đạp ngoài trời theo sức để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn sẽ giúp thu được kết quả nhanh chóng hơn.

Một số món ăn – bài thuốc chữa sỏi tiết niệu

- Đại mạch 90g, sắc lấy nước, cho nước gừng, mật ong vào uống thay trà, chữa sỏi thận, đái buốt. Lấy một củ tỏi bọc giấy lại nướng chín, phơi sương một đêm, uống với nước sôi để nguội lúc đói bụng. Chữa sỏi thận.

- Kê nội kim 15g, phơi khô trong mát, đốt tồn tính, tán bột uống cả một lần với nước trắng. Chữa sỏi tiết niệu nói chung.

- Đậu nành 100g, vỏ quýt 60g cùng nấu cháo đậu, vừng vàng 100g ngâm vào 250ml nước. Lúc bụng đói ăn cháo đậu và uống nước ngâm vừng. Chữa sỏi tiết niệu nói chung.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top