Món ăn cho người bị bệnh thận

(khoahocdoisong.vn) - Thận có nhiệm vụ đào thải chất độc qua đường tiết niệu, giữ cân bằng các chỉ số trong máu. Thận có chức năng sinh tinh, sinh huyết, thận chủ về sự phát triển lông, tóc, móng mà không có tạng nào thay thế được.

Theo quan điểm y học cổ truyền, thận làm chủ dương khí toàn thân, thận chủ về sinh dục, thận là động lực chính trong hoạt động, là gốc của sinh mệnh do đó sức khỏe của con người tốt hay không đều có sự liên quan đến thận. Người thận hư có biểu hiện đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da xanh xao, cần đi khám để được điều trị kịp thời. Dưới đây là những món ăn bài thuốc giúp bổ dưỡng cho thận.

Gà đen hầm lục nguyệt tuyết. Gà đen 1 con, lục nguyệt tuyết 50g. Gà đen làm sạch lông, mổ moi, bỏ phủ tạng. Lục nguyệt tuyết đem rửa sạch, cho vào túi vải luộc kỹ rồi cho vào bụng gà, nước luộc cho vào để hầm gà luôn, ninh cho gà chín, bỏ gói thuốc trong bụng gà ra, nêm gia vị vừa đủ ăn, ăn nóng trong ngày, tuần ăn 3 bữa, ăn cả nước và thịt gà. Món này rất tốt cho thận, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho thận, nâng cao sức đề kháng.

Cá diếc hầm trà: Cá diếc 1 con, hồng trà 20g. Các diếc rửa sạch, đánh vẩy, bỏ vây, bỏ ruột cá, ướp gia vị, hạt tiêu, gừng thái chỉ 20 phút. Hồng trà cho vào bụng cá đem hầm lên cho nhừ, khi cá chín cho gia vị vừa ăn, ăn nóng trong ngày. Món cá này giúp cho thận hoạt động tốt, đủ dinh dưỡng, tráng dương, bổ thận, sinh tinh.

Chè mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen 15g, mộc nhĩ trắng 15g, ngâm nước cho mềm, rửa sạch nấu chung, nêm 1 thìa đường ăn nóng. Tuần ăn 3 bữa rất tốt cho người thận suy.

Cháo tôm kỷ tử: Tôm to 10 con, câu kỷ tử 25g, gạo nếp 500g, can bối 2 cái, thịt dăm bông 50g. Gạo nếp ngâm 4 tiếng, câu kỷ tử ngâm cho mềm sau đó để hai thứ này ráo nước rồi cho vào đun sôi lên, cho tiếp dăm bông, tôm, can bối vào ninh cho nhừ, khi cháo chín nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng trong ngày, tuần ba bữa. Món cháo này bổ sung dinh dưỡng cho thận, bổ thận tráng dương, cố tinh và tăng cường sinh lý.

BS Đức Quang (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top