Món ăn bồi bổ tránh phát ban mùa xuân

(khoahocdoisong.vn) - Mùa xuân nhiệt độ cao, độ ẩm thất thường, phấn hoa lan tràn trong không khí nên da dễ bị dị ứng (phát ban) nổi mề đay. Người bị cấp tính thì phần nhiều sau khi phát tác vài ngày là khỏi. Những người bị mạn tính sẽ bị phát nhiều lần, kéo dài đến vài tháng không khỏi. Vì vậy, việc dùng cách bồi bổ vào mùa xuân để phòng ngừa tái phát sinh bệnh này là rất cần thiết.

Tăng cường miễn dịch: Để phòng ngừa phát ban về mùa xuân, bạn cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do vậy, điều căn bản nhất là nạp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng: Tăng cường protein: Trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn….; Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả: Rau cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót…; Uống các loại nước trái cây: Táo, lê, đào, cam, bưởi…; Bổ sung axit folic có trong bánh mỳ và đậu có chứa axit folic là hai nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng; Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể: từ 1,5 - 2 lít/người/ngày.

Thải độc bằng nước hoa quả: Nước hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C, có vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch, chống dị ứng thời tiết. Sử dụng nước hoa quả cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố gây dị ứng. Nước hoa quả lành tính, làm mát cơ thể, làm dịu các triệu chứng viêm do dị ứng thời tiết gây ra như mề đay, mẩn, mụn, phù nề…

Bổ sung vitamin C: Bổ sung vitamin C cho cơ thể  bằng thực đơn nhiều trái cây và rau xanh như rau cải xoong, rau xà lách, ớt xanh, ổi, đu đủ, táo lê… Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, nổi mụn… do dị ứng thời tiết.

Bổ sung omega-3: Bổ sung omega-3 trong thực đơn của gia đình như cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá, sữa chua... Omega-3 có tác dụng phòng chống các bệnh dị ứng, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Canh rắn đuôi đen: Rắn đuôi đen 1 con, làm thịt, bỏ đầu và đuôi, nấu canh nêm gia vị, ăn thịt, uống canh, mỗi tuần nên ăn hai lần, ăn liên tục khoảng 10 – 15 lần.

Cháo tam hắc (3 thứ đen): Vừng đen 9g, đại táo đen 9g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, nấu cháo, cho thêm đường phèn, mỗi ngày 1 – 2 lần, ăn thường xuyên.

Táo hấp đậu phụ: Đậu phụ 50g, cho vào bát, cho lên trên 10 quả táo tàu, hấp chín ăn, không cần cho gia vị, ăn thường xuyên.

Nước đậu đỏ sơn dược: Sơn dược, đậu đỏ, hoa đậu ván, ô mai, mỗi loại 15g; đương quy, hoàng kỳ, phòng phong mỗi loại 12g; ý dĩ 30g, đại táo 5 quả. Tất cả cho vào ấm, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Sắc 3 lần, uống 3 bát trong ngày là một thang.

Kiêng kỵ: Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên; Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp, uống ít nước; Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top