Món ăn bồi bồ phục hồi áp xe phổi

(khoahocdoisong.vn) - Người bị áp xe phổi (loét mủ phổi) ngoài việc đến bác sĩ trị liệu theo đúng nguyên nhân gây bệnh ra, còn phải bồi bổ để trị liệu phối hợp.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường phát triển trong vòng nhiều tuần đến nhiều tháng, với các biểu hiện: Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu,mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. Ở giai đoạn đầu, lúc ổ mủ phát triến kín, ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân thường ho, sốt cao 39 – 40 độ C, đau ngực ở vị trí có tổn thương, khó thở. Khi ộc mủ, triệu chứng ho và đau ngực biểu hiện nặng nề hơn. Ho ộc ra nhiều mủ đặc quánh. Đặc điểm của mủ có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh: Mủ màu sôcôla thường do amip, mủ hôi thối thường do vi khuẩn kỵ khí, mủ màu xanh thường do liên cầu. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi. Sau khi ho ộc ra được mủ, toàn trạng cải thiện, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống được. Khi ổ mủ mở thông với phế quản: người bệnh vẫn tiếp tục cơn ho, nhất là khi thay đổi tư thế, khạc mủ ra ít hơn.

Áp xe phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu tác nhân gây bệnh trong ổ áp xe lây lan ra môi trường bên ngoài. Bệnh nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách đều có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng máu, xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não...

Phối lợn hầm táo đỏ: Phổi lợn 200g, táo đỏ 50g. Phổi rửa sạch, thái miếng, cho vào cùng táo đỏ đun chín, cho muối gia vị là ăn được. Như trên là lượng của mỗi ngày chia ra 2 - 3 lần ăn hết. Một tuần là một liệu trình.

Cháo lá lách lợn + ý dĩ: Lá lách lợn 50g, ý dĩ sống 50g. Lá lách lợn rửa sạch, bóc màng mỡ, cắt thành miếng cùng với ý dĩ sống cho nước vào nấu cháo. Như trên là lượng của mỗi ngày, chia ra 1 - 2 lần ăn. Ăn liều một tuần là một liệu trình.

Phổi lợn sấy bạch chỉ: Phổi lợn 1 chiếc, bạch chỉ 300g. Lấy một chiếc nồi sắt hơi nhỏ trong nồi cho một ít gạo nếp đậy kín, lấy bùn chét kín miệng, đun lửa nhỏ rang sấy liệu đến khi gạo vàng là được. Phổi lợn rửa sạch thái miếng cùng với bạch chỉ, cho gạo nếp vào trong nồi nấu cùng, lấy phổi lợn và bạch chỉ ra, đợi nguội sấy khô, tán thành bột, mỗi lần lấy 5 – 8g, mỗi ngày uống 3 lần, uống với nước cơm.

Tỏi tía nấu giấm: Tỏi tía 30g, giấm 60g. Tỏi bóc vỏ giã dập cho giấm vào nấu chín, uống sau bữa ăn, mỗi ngày 1 lần.

Phổi lợn nấu đậu xanh: Phổi lợn đực 250g, đậu xanh 200g, bạch quả 100g. Nấu cùng không cho dầu, muối, ăn thường xuyên.

Để phòng bệnh áp xe phổi cần vệ sinh răng miệng, mũi, họng. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở các vùng này để tránh các mảnh tổ chức rơi vào khí phế quản. Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày phải theo dõi chặt chẽ, tránh để sặc thức ăn...

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top