Món ăn bồi bổ cho người xuất huyết tiêu hóa trên 

(khoahocdoisong.vn) - Xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và tử vong. Sau khi điều trị ổn định cần bồi bổ để phục hồi và tránh tái phát.

Xuất huyết tiêu hóa trên là những trường hợp xuất huyết (chảy máu) có nguồn gốc từ thực quản, dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm dạ dày, tổn thương ổ loét dạ dày, hành tá tràng làm tổn thương mạch máu.

Chảy máu do viêm loét dạ dày chiếm tỷ lệ 80% của xuất huyết đường tiêu hóa trên. Riêng chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ khoảng 20% các trường hợp loét dạ dày, tá tràng. Tổn thương ổ loét thường chảy máu ở mức độ nhẹ và tự khỏi nhưng có những trường hợp làm thủng mạch máu ở dạ dày, tá tràng.

Bệnh hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi (60% ở tuổi 60 và 20% ở tuổi 80), có liên quan với việc sử dụng các thuốc aspirin và clopidogrel hay kháng viêm không steroid ở người già trong điều trị dự phòng các bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não hay viêm khớp...

Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa trên chưa tìm rõ nguyên nhân thì chưa nên bồi bổ ngay. Sau khi đã chẩn đoán chính xác, bệnh ổn định thì nên tiến hành bồi bổ theo các cách sau:

Lá sen, mấu ngó sen sắc: Lá sen tươi 100g, mấu ngó sen 200g, mật ong một ít. Lá sen tươi cắt bỏ mép diềm, cuống cùng với mấu ngó sen, thái nhỏ, cho thêm 50g mật ong, dùng chày gỗ giã nát, cho nước vào sắc 1 tiếng. Mỗi ngày uống nóng 2 - 3 lần.

Canh hồng táo, liên thảo cạn: Liên thảo cạn tươi 50g, hồng táo 8 - 10 quả. Lấy liên thảo cạn, hồng táo cho 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, mỗi ngày 2 lần, bỏ bã uống nước.

Tiết lợn tán: Đậu phụ, tiết lợn 200g, mã bột 30g. Tiết lợn cho vào bát để đông lại thì cho vào nồi, cho nước đun chín, bỏ ra thái miếng, sau đó cho vào nồi sao cháy vàng, tán cùng với mã bột thành bột nhỏ. Mỗi ngày 3 - 5 lần, mỗi lần 5g. Uống với nước cơm nếp lúc đói.

Tiết gà bột tam thất: Tiết gà 30ml, bột tam thất 5g: Dùng gà trống khỏe, không bệnh, vặt lông mao ở dưới cánh cho lộ ra tĩnh mạch, dùng kim tiêm đã khử trùng rút lấy 30ml tiết tươi, hòa bột tam thất vào khuấy đều. Mỗi ngày 1 lần, uống nước nóng lúc đói, 3 ngày 1 liệu trình.

Ruột hải sâm, mai mực mỗi loại 30g: Trước hết lấy ruột hải sâm đặt lên gạch sấy khô, nghiền cùng với mai mực thành bột, viên thành từng hạt nhỏ, mỗi hạt nặng khoảng 0,25g, để ở nơi khô ráo. Sáng sớm, trưa mỗi lần 6 viên, buổi tối trước khi đi ngủ uống 8 viên, uống lúc đói. Mỗi tuần là một liệu trình.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top