Món ăn bồi bổ cho người xơ cứng động mạch

(khoahocdoisong.vn) - Người bị xơ cứng động mạch, ngoài việc đi khám để được điều trị đúng bệnh ra, còn nên tiến hành bồi bổ để trị liệu phối hợp.

Xơ cứng động mạch có thể xảy ra khi các động mạch trở nên dày, cứng và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Quá trình này làm suy yếu các động mạch và có thể phát triển trong các cơ quan khác nhau, phổ biến nhất là tim. Các động mạch lưu thông máu khắp cơ thể, nhưng khi mảng bám – chất béo, cholesterol và chất chuyển hóa của tế bào khác – tích tụ trên thành động mạch, bạn sẽ bị xơ cứng động mạch.

Xơ cứng động mạch có thể phát triển thành xơ vữa động mạch. Tình trạng này có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề lưu thông máu ở cánh tay và chân, phình động mạch có thể gây chảy máu nội bộ đe dọa tính mạng và bệnh thận mạn tính.

Xơ cứng động mạch thường không có triệu chứng, ngay cả khi tình trạng xấu đi thành xơ vữa động mạch, các trường hợp nhẹ vẫn có thể không có triệu chứng. Khi xơ cứng động mạch tiến triển, các động mạch bị tắc có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ với các triệu chứng: Đau ngực hoặc áp lực (đau thắt ngực); Đột ngột yếu hoặc tê tay và chân; Nói chậm hoặc khó nói; Mất thị lực một bên mắt; Sa cơ mặt; Đau khi đi lại; Huyết áp cao; Suy thận...

Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và đi khám ngay khi cảm thấy đau ngực (đau thắt ngực), đau hoặc tê chân. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn chứng xơ cứng động mạch xấu đi và ngăn ngừa cơn đau tim, đột quỵ hoặc một tình trạng nguy hiểm khác. Trong quá trình chữa trị, nên tiến hành bồi bổ để trị liệu phối hợp.

Canh trai rau mã thầy: Thịt trai 10g, rau mã thầy 30g (nếu không có rau mã thầy thì dùng rau cần cũng được) nấu canh ăn thường xuyên.

Nước sơn tra, cam, thơm: Sơn tra 30g, cam 1 quả, dứa 1 quả, bột mã thầy 10g, đường trắng 60g. Sơn tra cho vào nồi đun với 2 bát nước. Cam, thơm  ép lấy nước. Cho hai thứ nước đó hòa đều rồi tiếp tục đun sôi, cho đường trắng vào khuấy tan rồi cho bột mã thầy vào quấy thành nước bột loãng, chia ra ăn 2 - 3 lần trong ngày.

Viên thủ ô vừng, tang thầm: Hà thủ ô, vừng, tang thầm (quả dâu) nước bằng nhau, tán nhỏ, luyện với mật ong thành các viên nhỏ, mỗi lần uống 9g, mỗi ngày 3 lần, uống liên tục 2 tháng.

Canh trứng, ý dĩ, rau câu: Rau câu 30g, ý dĩ 30g, trứng gà 3 quả, muối, dầu thực vật, tiêu, nấu canh ăn.

Bắp cải nấu sữa: Bắp cải 250g, sữa bò 100, rượu gia vị 3g, muối, dầu ăn, nước thịt, hành hoa, bột ướt... Bắp cải thái thành miếng, cho vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra để sẵn, đun chảo nóng, đổ dầu ăn vào, cho hành hoa vào phi rồi đổ rượu, nước dùng, muối đun sôi, thả bắp cải vào đun tiếp, hạ lửa nhỏ đun cho chín nhừ rồi cho sữa bò vào đảo qua rồi đổ bột ướt vào nấu một lúc, múc ra bát ăn.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top