Món ăn - bài thuốc cho người sa tử cung

(khoahocdoisong.vn) - Sa tử cung là bệnh hay gặp ở phụ nữ sinh nở nhiều lần, sau sinh phải lao động nặng, lao động sớm, phải đứng nhiều hay có thể bị suy nhược. Sa tử cung còn gặp ở phụ nữ phải mổ đẻ, cơ bụng nhão làm cho vị trí tử cung phải di chuyển xuống thấp, nặng có thể ra ngoài âm đạo. Y học cổ truyền chia bệnh này ra làm 2 loại là khí hư và thận hư.

<div> <p style="text-align: justify;">Người bị kh&iacute; hư c&oacute; nước da xạm, xanh t&aacute;i, n&oacute;i nhỏ, thở ngắn, hay lo lắng, hốt hoảng, đau lưng, mỏi gối tiểu tiện nhiều lần, kh&iacute; hư ra nhiều, u tai, hoa mắt, ch&oacute;ng mặt.</p> <p style="text-align: justify;">Người bị thận hư, khi tử cung sa xuống hay đau bụng dưới, ch&acirc;n đi yếu, khớp mỏi, ăn uống k&eacute;m. Ngo&agrave;i vấn đề thuốc thang, để điều trị ta cần ch&uacute; trọng dinh dưỡng bổ thận, bổ kh&iacute;. Xin giới thiệu&nbsp;một số m&oacute;n ăn sau đ&acirc;y k&egrave;m theo những vị thuốc gi&uacute;p cho thận phục hồi, bổ kh&iacute; huyết để tử cung nhanh trở lại vị tr&iacute; cũ, cơ thể khỏe mạnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>G&agrave; hầm với h&agrave; thủ &ocirc;:</strong> G&agrave; m&aacute;i một con 200 - 400g, h&agrave; thủ &ocirc; 30g. G&agrave; l&agrave;m sạch, bỏ l&ocirc;ng v&agrave; phủ tạng. H&agrave; thủ &ocirc; đem t&aacute;n nhỏ, cho v&agrave;o t&uacute;i vải mỏng, cho v&agrave;o bụng con g&agrave;, đặt v&agrave;o nồi c&aacute;ch thủy, cho nước vừa đủ, khi g&agrave; ch&iacute;n bỏ b&atilde; h&agrave; thủ &ocirc; ra, th&ecirc;m gia vị vừa đủ, một ch&uacute;t gừng th&aacute;i nhỏ v&agrave;o nấu th&agrave;nh canh ăn cả nước lẫn c&aacute;i, chia l&agrave;m 2 bữa trong ng&agrave;y. Tuần ăn 3 lần, gi&uacute;p&nbsp;lợi thận, bổ kh&iacute; h&agrave;nh huyết, n&acirc;ng cao&nbsp;sức đề kh&aacute;ng, cơ tử cung được c&oacute; l&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ba k&iacute;ch hầm ruột lợn</strong>: Ba k&iacute;ch 20g, ruột lợn 200g rửa sạch, b&oacute;p muối v&agrave; giấm cho hết m&ugrave;i h&ocirc;i. Cho ba k&iacute;ch v&agrave;o ruột lợn nhồi chặt, cho v&agrave;o hấp c&aacute;ch thủy, khi ch&iacute;n ăn cả nước lẫn c&aacute;i, tuần ăn ba lần, ăn trong một th&aacute;ng. M&oacute;n ăn n&agrave;y c&oacute; t&aacute;c dụng bổ dưỡng to&agrave;n th&acirc;n, dễ ti&ecirc;u h&oacute;a, bổ thận, chữa sa tử cung tốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đẳng s&acirc;m, ho&agrave;ng kỳ hầm với thịt nạc</strong>: Đẳng s&acirc;m 20g, ho&agrave;ng kỳ 20g, thăng ma 10g, thịt nạc 100g. Thịt rửa sạch, th&aacute;i miếng vừa ăn, ướp gia vị, hạt ti&ecirc;u, h&agrave;nh cho thơm 15 ph&uacute;t. Cho thịt v&agrave;o x&agrave;o qua cho ngấm mắm muối. Cho v&agrave;o đun s&ocirc;i, cho c&aacute;c gia vị v&agrave;o hầm nhừ, khi ch&iacute;n thịt n&ecirc;m gia vị vừa đủ, ăn trong ng&agrave;y, tuần ăn một bữa, t&aacute;c dụng bổ kh&iacute; hoạt huyết, n&acirc;ng cao sức khỏe to&agrave;n th&acirc;n, co tử cung l&ecirc;n, chữa cả bệnh dạ d&agrave;y hay bệnh trĩ đều tốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Quả vải ng&acirc;m rượu:</strong>&nbsp;Đến m&ugrave;a vải người ta lấy vải tươi bỏ hạt ng&acirc;m rượu trắng, ng&acirc;m trong 10 ng&agrave;y để d&ugrave;ng dần, mỗi ng&agrave;y uống một th&igrave;a canh c&oacute; t&aacute;c dụng bổ thận, tr&aacute;ng dương, mạnh g&acirc;n cốt, khỏe người.</p> <p style="text-align: justify;">C&oacute; thể d&ugrave;ng th&ecirc;m b&agrave;i thuốc sau. Rễ hoa hồng 20g, thăng ma 6g, chỉ sắc sao v&agrave;ng, đẳng s&acirc;m 10g, vừng 50g, ruột lợn 250g, cho tất cả v&agrave;o hầm nhừ rồi ăn cả nước lẫn c&aacute;i, t&aacute;c dụng co tử cung rất hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>BS&nbsp;Kim Lan</strong> <em>(nguy&ecirc;n c&aacute;n bộ Viện Ch&acirc;m cứu T.Ư)</em></p> </div>

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top