Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn

(khoahocdoisong.vn) - Trong trứng vịt lộn chứa một hàm lượng chất đạm và cholesterol rất cao, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.

Ông Nguyễn Văn H. (55 tuổi, Hà Nội) có thói quen ăn 2 quả trứng vịt lộn vào buổi sáng. Ông bảo ăn thế vừa khỏe, lại nhanh, tiện và hợp sở thích.

Gần đây, ông đi khám sức khỏe, không chỉ phát hiện mỡ máu cao mà bị cả bệnh mạch vành. Bác sĩ khuyên ông, cần tránh các loại thực phẩm chứa cholesterol xấu và không nên ngày nào cũng ăn trứng vịt lộn.

Lời bàn: BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, trong trứng vịt lộn chứa một hàm lượng chất đạm và cholesterol rất cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.

Cholesterol là chất béo dễ gây thừa thãi và cũng là chất dễ tích lũy nhất, gây biến chứng cho bệnh tim mạch. Hầu như các bệnh tim mạch đều có liên quan ít nhiều đến cholesterol. Cholesterol là chất béo làm chai cứng thành mạch, làm xơ vữa mạch máu, làm lớp lót trong mạch máu xù xì. Cholesterol cũng là thủ phạm gây ra các nguy cơ tắc mạch, nhồi máu, biến chứng mạch vành.

Vì vậy, rất cần hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol. Một ngày chỉ nên ăn khoảng 300mg cholesterol. Nếu đã mắc bệnh tim mạch thì chỉ nên ăn một ngày không quá 200mg chất này. Những thực phẩm giàu cholesterol là lòng đỏ trứng gà, tim lợn, bầu dục lợn, óc lợn, trứng vịt lộn... Một quả trứng gà có chừng 150 - 180mg cholesterol vì vậy, một ngày không nên ăn quá 1 quả trứng gà. Nếu đã bị bệnh tim mạch chỉ nên ăn 2 lần trứng trong tuần. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top