Mời lãnh đạo trường đại học vào ban chấp hành Liên hiệp hội

(khoahocdoisong.vn) - Để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, thúc đẩy sự hợp tác giữa Liên hiệp hội, trường đại học và doanh nghiệp, nên mời lãnh đạo các trường ĐH tham gia Ban chấp hành LHH.

Mời lãnh đạo trường ĐH vào ban chấp hành LHH

Theo ông Nguyễn Sinh Thành, Ban Tổ chức và Chính sách hội, LHH VN, một trong những phương thức huy động các nguồn lực là tăng cường hợp tác giữa các tổ chức trong hệ thống LHH VN với các viện nghiên cứu, trường đại học và đặc biệt là các doanh nghiệp.

Trong đó, quá trình hợp tác sẽ giúp các tổ chức thành viên của LHH VN huy động được các nguồn lực như nguồn nhân lực, trí lực dồi dào từ các viện nghiên cứu, trường đại học và tài lực từ các doanh nghiệp. Mô hình hợp tác này sẽ giúp các nhà khoa học tham gia đào tạo, gắn nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh.

Các viện nghiên cứu, trường ĐH sẽ có lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, kích thích sự vận động qua lại từ phía doanh nghiệp và giảng viên, sinh viên với những nhà chuyên môn đang hoạt động trong các doanh nghiệp.

Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên tiến hành nghiên cứu thực hành, thực tập, thu hẹp khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn.

Còn doanh nghiệp, thì việc hợp tác này sẽ là nguồn cung cấp nhân lực có trình độ cao, thúc đẩy việc tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, việc hợp tác này không hề đơn giản và vẫn là bài toán khó, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Từ thực tế triển khai việc hợp tác này, ThS Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thái Bình (LHH Thái Bình) đã chia sẻ lời giải cho bài toán này.

Ông Sơn cho biết, Thái Bình tuy là tỉnh nhỏ nhưng lại có hai trường ĐH lớn là Trường ĐH Y dược Thái Bình và Trường ĐH Thái Bình. Bên cạnh đó, có 6.000 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, trong các nhiệm kỳ vừa qua, LHH Thái Bình đã mời lãnh đạo các trường đại học và hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tham gia Ban chấp hành để cùng chia sẻ và hoạch định, tham gia các hoạt động của LHH.

Cụ thể, đối với các Trường ĐH, LHH đã phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên… tham gia các kỳ Hội thi sáng tạo KH-CN&KT.

Năm 2019, Trường ĐH Y dược Thái Bình đã tham gia 37 đề tài giải pháp và đã có 5 đề tài đoạt giải. Trường ĐH Thái Bình có 7/25 đề tài giải pháp đoạt giải.

LHH cần chủ động việc tập hợp các nhà khoa học

Là một nơi có đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học đông đảo nhất nước, Hà Nội lại có giải pháp riêng cho việc hợp tác giữa LHH Hà Nội và trường ĐH, doanh nghiệp.

TS Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHH Hà Nội chia sẻ, cách đây 10 năm, bản thân ông đã đứng ra thành lập Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hà Nội.

Viện tập hợp được hầu hết các giáo sư, tiến sĩ của ba trường ĐH: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kiến trúc.

Đến nay, Viện đã thực hiện được gần 20 đề tài được ứng dụng thực tế vào ngành giao thông vận tải của Hà Nội.

Có thể kể đến các đề tài như Cào bóc, tái chế tại chỗ mặt đường trong một đêm, đảm bảo chất lượng, cường độ mặt đường, tiết kiệm vật liệu…

Tính toán chu kỳ đèn tín hiệu và phối hợp các tuyến, khu vực để nâng cao khả năng thông xe, góp phần giảm ùn tắc giao thông…

Ông Lợi cho biết, từ thực tế của việc hợp tác, ông nhận thấy, có một vài điểm cần lưu ý.

Đó là trong trường đại học, viện nghiên cứu không tiếp cận nhiều với thực tế nên rất khó khi tiếp cận với thực tế và cơ quan quản lý đề tài.

Các nhà khoa học nhiều năng lượng, muốn làm việc thì các cơ quan phải chủ động trong việc tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia lại. Mà việc tập hợp là công việc thực tế chứ không phải một hai đề tài vứt vào thư viện, cũng không phải việc  họp hành, hội thảo.

Các nhà khoa học cần được quan tâm, nhằm đánh giá đúng công sức và thời gian của họ, chứ làm khoa học suông, không có tiền không thể làm khoa học được, phải có động lực.

Tổ chức viện nghiên cứu cần phải có quy chế rõ ràng cho các tổ chức trường ĐH để thúc đẩy sự hấp dẫn đối với các nhà khoa học trong  trường. Vì thực tế, nếu một đề tài giống nhau, sản phẩm phải nộp như nhau, nhưng ở trường chỉ có kinh phí bằng 1/3 thành phố. Điều này cũng cần quan tâm để thôi thúc các nhà khoa học.

“Liên hiệp hội phải chủ động trong việc ký kết chương trình làm việc với các doanh nghiệp và đại học trong tỉnh. Các bên phải thường xuyên trao đổi nội dung và công việc, tạo sự gắn kết, thông cảm, chia sẻ lẫn nhau. Đối với từng trường đại học và Hội doanh nghiệp, phải đề ra nội dung chương trình làm việc cụ thể, phải có sự phân công trách nhiệm cho từng đồng chí lãnh đạo và các ban chuyên môn để chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc”, ThS Lê Hồng Sơn.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top