Mổ vi phẫu nối cẳng tay đứt lìa cho bệnh nhân 8 tuổi

(khoahocdoisong.vn) - Bé N.T.G.H. (8 tuổi, ở Long An) bị thương đứt lìa tay phải đã qua cơn nguy kịch và đang trong quá trình phục hồi tốt. Trước đó, bệnh nhi đi xe máy cùng anh trai, bị tai nạn giao thông, cẳng tay phải bị đứt lìa cùng vết thương nông ở đầu.

BSCKII Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, bệnh nhi được sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hậu Nghĩa sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh nhi nhập viện với vết thương cắt cụt cẳng tay phải được băng kín, phần cẳng tay đứt lìa được bảo quản trong thùng lạnh. Vết thương nhỏ vùng trán đã băng, không có dấu hiệu thần kinh.

Bệnh nhi đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Bỏng - Chỉnh hình. Siêu âm kiểm tra tín hiệu mạch máu nối cho thấy kết quả tốt.

Bệnh nhi đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Bỏng - Chỉnh hình. Siêu âm kiểm tra tín hiệu mạch máu nối cho thấy kết quả tốt.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa gồm chấn thương chỉnh hình - ngoại thần kinh - gây mê, bệnh nhi đã được mổ khẩn. Ghi nhận trong cuộc mổ, vết thương đứt lìa cẳng tay phải, dưới nếp khuỷu 2cm, bờ nham nhở.

Sau khi rửa sạch, thám sát dưới kính vi phẫu, các phẫu thuật viên nhận thấy xương trụ và xương quay gãy 3 mảnh. Kết hợp xương bằng dụng cụ, sau đó tìm và nối được một nhánh động mạch, sau nối phần cẳng tay bên dưới hồng. Tiếp tục tìm và nối 2 tĩnh mạch đi kèm, tín hiệu máu lưu thông tốt. Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, bằng kỹ thuật vi phẫu, các bác sĩ đã nối được thần kinh giữa, thần kinh quay cẳng tay cho bệnh nhi. 

Hiện bệnh nhi đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Bỏng - Chỉnh hình. Siêu âm kiểm tra tín hiệu mạch máu nối cho thấy kết quả tốt.

BSCKII Lê Thị Minh Hồng cho biết thêm, kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh nhi là nối thần kinh trụ, thần kinh quay và tập phục hồi chức năng cẳng tay.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top