Mổ u buồng trứng vẫn có con

Theo các chuyên gia, mổ u buồng trứng vẫn có con. Nếu bị cắt một bên buồng trứng, phần buồng trứng bên kia nguyên vẹn, thì người phụ nữ vẫn có thể mang thai cho lần sau.

Hỏi: Tôi vừa mổ u và cắt một bên buồng trứng. Liệu sau mổ u buồng trứng vẫn có con được không vì hiện nay tôi mới chỉ có một cô con gái?

Nguyễn Phương Trang (Hà Nội)

U buồng trứng là bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản

ThS Đỗ Việt Hương, Khoa Sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, U nang buồng trứng là những khối u phát triển bất thường trên buồng trứng.

Các khối u nang này do sự tích tụ dịch bên trong buồng trứng và sự phát triển của các mô không bình thường hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể di căn đến buồng trứng. Bệnh thường phát triển âm thầm mà không có nhiều dấu hiệu. Đến khi u nang trở thành các u ác tính khi đi khám thì mới nhận biết.

U nang buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời, đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cuộc sống. Sau đó, còn khiến cho nữ giới bị vô sinh hoặc hiếm muộn con cái.

Vì vậy, điều trị u nang buồng trứng là điều quan trọng nhất mà chị em cần phải làm. trong quá trình mổ u hay cắt buồng trứng, bệnh nhận luôn được quan tâm đến quá trình sinh sản trước đó và nhu cầu sau này.

Điều này nhằm mục đích trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc để bảo tồn buồng trứng ở mức cao nhất giúp người bệnh có thể mang thai sau khi điều trị.

Đối với mổ u và cắt một bên buồng trứng, thì phần buồng trứng bên kia nguyên vẹn, người phụ nữ vẫn có thể mang thai cho lần sau. Thậm chí, có trường hợp bị u cả hai buồng trứng nhưng khi bóc mổ được khối u, còn giữ lại được một phần nhỏ người bệnh vẫn còn hy vọng mang thai tiếp.

Vì thế, người bệnh không nên quá lo lắng, thay vào đó nên thăm khám để bác sĩ đưa ra những hướng dẫn, sử dụng thuốc nếu cần nhằm nâng cao hy vọng mang thai.

HT (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top