Mơ muối chữa ho và khản tiếng

(khoahocdoisong.vn) - Quả mơ có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phế, khi được muối thành ô mai có vị chua, mặn tính mát, có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch, thanh nhiệt chữa ho có đờm khó thở, viêm họng khản tiếng...

Cây mơ mọc hoang và được trồng hầu hết các vùng của nước ta để chế ô mai, làm rượu… Cây mơ cho thịt quả và nhân hạt để làm thuốc chữa bệnh. Nhân hạt mơ có vị đắng, tính ôn, dùng nhiều có thể bị say, có tác dụng chỉ khát, sinh tân  thanh nhiệt, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiểu tiện.

Quả mơ có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phế, khi được muối thành ô mai có vị chua , mặn tính mát, có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch, thanh nhiệt chữa ho có đờm khó thở, viêm họng khản tiếng, kiết lỵ, ỉa chảy kéo dài...

Chữa ho có đờm, ho lâu ngày: Mơ muối 50g, thiên môn 40g, mạch môn 35g, vỏ dễ dâu 20, bách bộ 30g. Các vị trừ mơ muối, sấy khô tán thành bột, Mơ muối bóc lấy cùi giã nhuyễn thêm ít nước cháo, cho bột thuốc vào luyện kỹ bằng hạt đậu xanh, phơi khô để dùng, mỗi lần ngậm 5 viên, ngày 3 lần, dùng liền 5 - 7 ngày.

Chữa ho do nhiệt có đờm, có máu: Ô mai 5 quả, hoa hoè 10g (sao vàng), dành dành 8g (sao vàng), vỏ rễ dâu 10g (tẩm mật sao). Sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày 60ml nước thuốc, ngày 1 thang, cần uống liền 5 ngày.

Chữa tiêu chảy mất nước: Mơ muối 50g (10 quả) cho vào cốc dùng thìa đánh nhuyễn thịt quả, cho vào 1lít nước sôi để thêm 30g đường trắng khuấy tan chia uống mỗi lần 150ml, cách 2h uống một lần. Có tác dụng chống mất nước và cầm tiêu chảy

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top