Me rừng chữa ho, đau họng

(khoahocdoisong.vn) - Theo Đông y quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát có tác dụng thu liễm giáng áp, thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10-30 quả sắc uống...

Cây me rừng là cây thân gỗ lớn (có thể cao tới 5m) mọc hoang chủ yếu ở những khu đồi trọc nước ta. Khu vực miền núi Tây Bắc là nơi có lượng cây me rừng mọc hoang nhiều nhất. Quả và rễ me rừng là những bộ phận được sử dụng làm thuốc. Rễ thu hái quanh năm, quả thu hái vào tháng 8-9 hàng năm (Đây là thời điểm quả bắt đầu chín). Trong quả có chứa hàm lượng tanin cao (45%), rễ chứa 30% tanin.

Theo Đông y, me rừng có vị chua ngọt chát, tính mát. Thời tiết nắng nóng sử dụng quả me rừng làm đồ uống sẽ rất mát, bổ, đặc biệt rất tốt cho tiêu hóa.

Me rừng ngâm đường: Nguyên liệu me tươi 1kg, đường 1,2kg, muối 1 thìa nhỏ. Quả me tươi đem rửa sạch, để dáo nước bằng cách đổ me vào 1 rổ lớn để ra ngoài trờ nắng khoảng 1 tiếng, hoặc dùng quạt thổi khô nước. Đổ 1 lớp đường mỏng và chút muối, bỏ 1 lớp me lên trên sau đó cứ 1 lớp me ta lại đổ 1 lớp đường lên trên. Đậy nắp bình, các bạn nhớ để 1 khe hở nhỏ để tránh hiện tượng tạo bọt khí trong quá trình ngâm me.

Cách dùng rễ me rừng: Lấy 15-20g rễ khô sắc với 700ml nước uống trong ngày. Điều trị viêm họng, đau bụng, đi ngoài và bệnh huyết áp cao.

Rượu quả me rừng: 1kg me rừng, 3­4 lít rượu > 40 độ (có rượu nếp càng tốt), 300g đường trắng, 1 bình thủy tinh. Chọn những quả ương không nên chọn những quả xanh quá cũng không nên chọn những quả quá chín để ngâm. Rửa sạch quả me rừng với nước để ráo. Cho me rừng vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg quả me rừng với 300g đường rải đều cứ 1 lớp me với một lớp đường. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 20 ngày cho đến khi đường ra hết nước thì thôi. Sau khi đủ 20 ngày đổ nước siro đường ngâm quả me ra ngoài (có thể đem đi uống).

Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày. Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 - 30g. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

BS Lệ Quyên (Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top