Mẹ bầu tiếp xúc ánh sáng phù hợp giúp phát triển não bộ của thai nhi

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Umeå, Thụy Điển, phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ, cho thấy có thể có mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng khi mang thai và sự phát triển não bộ của thai nhi.

Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Umeå, Thụy Điển, phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ cho thấy, có thể có mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng khi mang thai và sự phát triển não bộ của thai nhi.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng, một thụ thể ánh sáng được gọi là Opsin 3 được biểu hiện trong các bộ phận của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi trong giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi. Phân tử Opsin 3 có một biểu hiện rộng rãi nhưng riêng biệt cho thấy vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh khác nhau, các con đường thần kinh và các khu vực của não và tủy sống. Biểu hiện Opsin 3 có thể được liên kết với một số con đường thần kinh vận động và cảm giác, điều chỉnh chuyển động, đau, thị giác và khứu giác, cũng như trí nhớ, tâm trạng và cảm xúc.

Một số nghiên cứu và thí nghiệm trước đây đều cho thấy rằng, ánh sáng có thể đi qua da, mô mềm và hộp sọ để kích hoạt các thụ thể ánh sáng. Khám phá của các nhà nghiên cứu Umeå cho thấy, ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng tiếp theo của não. Điều này có thể giải thích tại sao nguy cơ mắc một số bệnh thần kinh và tâm thần khác nhau tùy thuộc vào thời điểm sinh theo mùa.

Theo Scitech Daily
back to top