Mẹ bận nói chuyện con hóc vỏ tôm

(khoahocdoisong.vn) - Trẻ dưới 3 tuổi thường tò mò, thích cho vào miệng những vật xung quanh trong khi các phản xạ đường thở đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục nên dễ gặp tai nạn.

Bé Nguyễn Hoàng P. 3 tuổi (Hà Nội), sốt cao, miệng chảy nước miếng liên tục, quấy khóc…được đưa đến bệnh viện khám vì nghi sặc vỏ tôm.

Nguyên nhân, buổi trưa, trong lúc ăn tiệc, bố mẹ bận trò chuyện nên P. đã lấy đầu và vỏ tôm ở trên bàn để ăn, dẫn đến ho sặc sụa. Mọi người đã móc họng cho bé nhưng không hết.

Khi nội soi bác sĩ mới phát hiện phần đầu con tôm đang cắm vào thành sau họng, gây vết rách sâu, dài khoảng 3cm ở thực quản. Cũng may bé đến viện kịp thời nếu không nguy cơ tử vong rất khó tránh khỏi.

Không nên cho trẻ ăn tôm cả vỏ, trẻ dễ bị hóc.

Không nên cho trẻ ăn tôm cả vỏ, trẻ dễ bị hóc.

Lời bàn: Theo BS Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi T.Ư,  rất nhiều cảnh tượng thương tâm do sự bất cẩn của người lớn khiến trẻ nuốt phải dị vật, chết ngạt...

Bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi thường tò mò, thích cho vào miệng những vật xung quanh trong khi các phản xạ đường thở đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục nên dễ gặp tai nạn.

Hậu quả của loại tai nạn bất ngờ này rất khó lường. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong ngay do bị ngạt khí. Trường hợp may mắn thoát khỏi tình trạng chết ngạt thì để lại di chứng nặng nề: viêm phổi kéo dài, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi rất khó chữa trị.

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
back to top