Máy tính lượng tử nhanh hơn, mạnh hơn nhờ lỗ hổng

Các nhà khoa học đang tiến xa hơn cả mục tiêu của họ trong chế tạo loại máy tính nhanh hơn, mạnh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
abstract-quantum-physics-qubits.gif

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Điện tử tiết kiệm năng lượng tương lai của Úc (FLEET), trung tâm Công nghệ Truyền thông và Tính toán Lượng tử của ARC (CQC2T) và đại học British Columbia (Vancouver, Canada) đã xác định rằng, sự hoán đổi giữa tốc độ vận hành và tính liên kết thông tin có thể được tối ưu hóa thông qua các lỗ hổng, từ đó mở rộng quy mô qubit (bit lượng tử - quantum bit) trong máy tính lượng tử mini.

Một cách để tạo ra bit lượng tử là sử dụng chuyển động “xoay” của một electron, có thể hướng lên trên hoặc xuống dưới. Các nhà khoa học của FLEET đang tiến hành chế tạo tạo ra máy tính lượng tử với công suất hoạt động tối đa chỉ dựa vào điện trường, sử dụng các điện cực thông thường.

PGS Dimi Culcer của Viện Vật lý UNSW cho biết: “Các nghiên cứu dựa trên lý thuyết của chúng tôi cho thấy giải pháp có thể đạt được bằng cách sử dụng các lỗ hổng, hay còn gọi là các sự thiếu hụt electron, phản ứng như các electron tích điện dương. Theo cách này, một bit lượng tử có thể được tạo ra mạnh mẽ trái ngược với các dao động điện tích bắt nguồn từ nền rắn.

Hơn nữa, điểm thuận lợi mà tại đó qubit ít nhạy cảm nhất với tiếng động cũng là thời điểm nó được vận hành nhanh nhất. Nghiên cứu của chúng tôi đã dự đoán điểm như vậy tồn tại ở mọi bit lượng tử tạo nên từ các lỗ hổng và chúng tôi cũng cung cấp một tập các hướng dẫn giúp các nhà nghiên cứu khác đạt được điểm này trong phòng thí nghiệm của họ”.

Theo Scitechdaily
back to top