Mất ngủ, ngủ muộn ảnh hưởng đến đường huyết

Hiệu quả giấc ngủ kém và thói quen đi ngủ muộn, ngủ thất thường có liên quan rõ rệt đến đường huyết. Để kiểm soát đường huyết cần có giấc ngủ tốt.

Hỏi: Tôi bị bệnh rối loạn chuyển hóa, đường huyết tăng cao nhưng chưa phải uống thuốc, được chỉ định bằng chế độ ăn uống và tập luyện.

Gần đây , gia đình có việc tôi thường xuyên mất ngủ, ngủ muộn và không ngon. Tôi đi khám, đường huyết tăng cao phải dùng thuốc. Xin hỏi, giấc ngủ có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết không?

Lê Thị Thành (Hà Nội)

giac-ngu-anh-huong-den-duong-huyet.jpg

TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết- Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai): Giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục là nền tảng để kiểm soát đường huyết. Chúng ta đã biết nhiều về vai trò của chế độ ăn và tập luyện nhưng chưa biết rõ vai trò của giấc ngủ.

Các nhà khoa học tại Đại học Lund (Thụy Điển) đã tiến hành nghiên cứu trên 953 người khỏe mạnh, tuổi từ 18 – 65, (41% là anh chị em song sinh) trong thử nghiệm PREDICT kéo dài 14 ngày, nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ mỗi đêm có ảnh hưởng thế nào đến đường huyết đáp ứng với bữa ăn sáng ngày hôm sau.

Những người tham gia được cho ăn các bữa ăn tiêu chuẩn hóa năng lượng trong hơn 2 tuần tại phòng khám và tại nhà. Phương pháp hoạt tính được sử dụng để đánh giá các biến số của giấc ngủ (thời lượng, hiệu quả, thời gian) và máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) được sử dụng để đo sự thay đổi đường huyết (> 8000 bữa ăn).

Kết quả: Các biến số về giấc ngủ có liên quan đáng kể với việc kiểm soát đường huyết sau ăn (trong vòng 2 giờ), ở giữa những người khác nhau và giữa các ngày khác nhau ở cùng một người. Thời gian ngủ có tương tác với loại bữa ăn: Ngủ ít có ảnh hưởng  đến đường huyết sau ăn các bữa sáng giàu carbohydrate hoặc giàu chất béo so với bữa sáng tham chiếu tính bằng uống 75 g glucose.

Khác biệt về chất lượng giấc ngủ cũng có liên quan đáng kể với mức đường huyết sau ăn thấp hơn bất kể loại bữa ăn (cả hai p <0,03). Ngủ muộn có liên quan đáng kể với lượng đường sau ăn cao hơn.

Như vậy, hiệu quả giấc ngủ kém và thói quen đi ngủ muộn có liên quan rõ rệt đến đường huyết sau bữa ăn sáng ngày hôm sau cao hơn.

Thói quen ngủ thất thường có liên quan đến việc kiểm soát đường huyết sau ăn kém hơn.

Những phát hiện này nhấn mạnh giấc ngủ như một mục tiêu điều trị không dùng thuốc quan trọng để kiểm soát tốt sức khỏe chuyển hóa.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top