Mất chi vì biến chứng tiểu đường lại điều trị xương khớp

(khoahocdoisong.vn) - Rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường thiếu kiến thức, điều trị sai khi thấy chân bị tê bì không biết đó là biến chứng của bệnh tiểu đường, tự ý điều trị hay tìm đến thầy lang hoặc các cơ sở y tế không đúng chuyên khoa dẫn đến chân hoại tử...

Bà Nguyễn Minh Hương (Thái Nguyên) có bệnh tiểu đường. Gần đây, hai chân bà bị sưng, tê bì, mất cảm giác, thậm chí nếu có va đập, chảy máu cũng không thấy đau...

Tưởng mình bị bệnh xương khớp bà đi bó thuốc thầy lang. Nhưng càng ngày bó thuốc chân càng đau, tím bầm, sau đó lở loét...Đến bệnh viện khám thì mới biết bị biến chứng bàn chân do đái tháo đường. Bà được chuyển lên tuyến trên điều trị nhưng do nhiễm trùng hoại tử lan rộng nguy hiểm tới tính mạng nên phải tháo khớp.

Lời bàn: Theo ThS Nguyễn Trần Kiên, BV Nội tiết T.Ư, rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường thiếu kiến thức, điều trị sai. Khi thấy chân bị tê bì không biết đó là biến chứng của bệnh tiểu đường, tự ý điều trị hay tìm đến thầy lang hoặc các cơ sở y tế không đúng chuyên khoa nên bị xử lý sai dẫn đến biến chứng ở giai đoạn muộn.

Nhiều bệnh nhân khi bị nhiễm trùng, hoại tử lan rộng đe dọa đến tính mạng phải tháo khớp, bỏ chi...Vì vậy, khi bị tiểu đường cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn, tuyệt đối không nên bó thuốc lá, thuốc Nam khi chân có biến chứng tê bì...

T.Nga (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top