Masan nhận 83,74% cổ phần Vincommerce

(khoahocdoisong.vn) - Masan sẽ nhận 83,47% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Vincommerce và sẽ thành lập một công ty hợp nhất vận hành cả Vincommerce và Masan.

Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Masan) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về thương vụ sáp nhập chuỗi cửa hàng bán lẻ Vincomere của VinGroup.

Theo đó, thông qua việc hoán đổi cổ phần, Masan sẽ nhận 83,47% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Vincommerce và phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của Masan. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần/phần góp vốn và vận hành cả hai công ty Vincommerce và Masan.

Nghị quyết, HĐQT của Masan cũng ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT) hoặc ông Danny Le (Trưởng bộ phận Chiến lược và Phát triển) có quyền quyết định các điều khoản và điều kiện cụ thể của các tài liệu giao dịch.

Hai ông này cũng có quyền ký kết, chuyển giao và thực hiện các tài liệu giao dịch.

Thông báo của Masan không nêu chi tiết cụ thể các điều kiện, điều khoản cụ thể giữa hai doanh nghiệp trong thương vụ này - vốn là những thông tin được giới tài chính - đầu tư trong nước cực kỳ quan tâm. Hiện, Vincommerce được định giá tới 3 tỷ USD, tương đương với giá trị của Masan.

Thực tế, một tháng sau khi phát đi thông tin về việc hoán đổi cổ phần, quy mô của Masan đã tăng lên gấp 3 lần về nhân sự. Trong ngắn hạn, điều này đang tạo ra áp lực lớn lên hệ thống quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp này. Lưu ý rằng, quy mô mở rộng vốn thuộc ngành bán lẻ, không phải thế mạnh của Masan.

Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, Masan có thể thông qua chuỗi cửa hàng của Vincomere đưa các sản phẩm hàng tiêu dùng của mình tiếp cận nhanh hơn đến người tiêu dùng. Lưu ý, trước khi có chuỗi bán lẻ của riêng mình, hầu hết các sản phẩm của Masan đều phải thông qua hệ thống phân phối trung gian, “ngốn” của Masan đến 20-25% chi phí.

Về phía VinGroup, đây là bước chuyển để tập đoàn này cơ cấu lại các khoản mục đầu tư. Cụ thể, VinGroup sẽ bỏ qua khoản đầu tư vào thị trường bán lẻ mà dồn lực vào công nghiệp công nghệ cao là VinSmart và VinFast. Để giành được thị phần số 1 ngành bán lẻ, Vingroup đã phải chịu lỗ hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Cụ thể như năm 2018 là 5.100 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2019 là 3.500 tỷ đồng.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top