Masan Group: Khi người tiêu dùng được doanh nghiệp phụng sự

(khoahocdoisong.vn) - Kết thúc năm 2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group – Mã CK: MSN) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất trên 3,4 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với doanh thu thực hiện trong năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế sụt giảm do hoạt động sáp nhập và mở rộng kinh doanh.

Không mua doanh nghiệp để tăng doanh thu

Năm 2020 là một năm có nhiều biến động tiêu cực đối với hầu hết các nền kinh tế do hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, một loạt doanh nghiệp không thể tiếp tục chống đỡ dẫn đến phá sản, ngừng hoạt động, tỷ lệ mất việc làm tăng cao kỷ lục.

Masan Group cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Với việc phong tỏa, giãn cách xã hội diễn ra trong nửa đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh của Masan đã gặp nhiều thách thức. Trong bối cảnh khó khăn đó, Masan đã tập trung vào các nhu yếu phẩm hàng ngày, tiêu thụ tại gia đình và dịch vụ tài chính. Đây chính là những lĩnh vực chiếm đến 50% chi tiêu của người tiêu dùng.

Masan đã đạt được thành công đột phá, lần đầu tiên doanh thu thuần đạt được mức tăng trưởng 3 con số (tăng 106,7% so với năm 2019), đạt 77.218 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ những tăng trưởng nội tại ở mức hai chữ số trong các mảng kinh doanh của The CrownX, gồm hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank).

Cụ thể, VCM đạt danh thu thuần 30.978 tỷ đồng. MCH ghi nhận doanh thu thuần 23.971 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ sản phẩm thịt sạch MEATLife là 16.119 tỷ đồng và 7.291 tỷ đồng từ Công ty Masan High–Tech Materials (MHT).

Siêu thị Vinmart.

Siêu thị Vinmart.

Tuy nhiên, đại diện của MSN khẳng định, MSN không mua doanh nghiệp dể “mua doanh thu”. MSN đang đẩy mạnh đầu tư vào thương hiệu, nguồn nhân lực, công nghệ và hệ thống phân phối.

Chính vì vậy, MSN vẫn tập trung phát triển hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, dù rằng EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) của VCM vẫn chưa thể đạt được mức dương, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới EBITDA hợp nhất của MSN. Do đó, EBITDA hợp nhất trong năm 2020 chỉ tăng nhẹ 2,7% so với năm 2019, đạt 10.346 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu thuần.

Hơn nữa, biên EBITDA năm 2020 của MSN cũng bị ảnh hưởng một phần bởi kết quả kinh doanh của MHT khi lợi nhuận của công ty này sụt giảm trong bối cảnh giá cả hàng hóa thấp.

Tuy vậy, xét trên cơ sở so sánh tương đương, biên lợi nhuận EBITDA hợp nhất của MSN thực tế đã tăng 110 điểm cơ bản lên 13,4% trong năm 2020 so với mức 12,3% năm 2019.

Tính đến 31/12/2020, MSN báo lãi ròng 1.395 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm 2019. Dù tăng trưởng lợi nhuận âm, nhưng MSN vẫn tự hào khi các thương hiệu và sản phẩm ra mắt thị truờng sau khi sáp nhập đều khẳng định được vị thế của mình và đóng góp doanh thu lớn vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Đáng chú ý, chỉ sau một năm, dưới sự điều hành của Masan, VCM lần đầu tiên đạt EBITDA hòa vốn vào quý 4/2020.

Khách hàng là trọng tâm

Mới đây, Masan đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 tại Sa Pa (Lào Cai) với chủ đề “Cùng đến nóc nhà Đông Dương”.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 Masan Group.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 Masan Group.

Sự kiện được tổ chức đúng vào ngày kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn Masan (1/4/1996 – 1/4/2021). Và Sa Pa, nơi có đỉnh Fansipan - ngọn núi cao nhất Đông Dương là địa danh lí tưởng được Masan chọn để ghi dấu chặng đường 1/4 thế kỷ “Phụng sự người tiêu dùng”, cũng như thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao và vươn ra thế giới.

Hiện MSN là một trong những mạng luới phân phối hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất với 180.000 điểm bán hàng thực phẩm và 170.000 điểm bán hàng đồ uống

MSN cũng sở hữu nền tảng bán lẻ hiện đại lớn nhất cả nước về số luợng điểm bán, bao gồm 123 siêu thị VinMart và 2.231 siêu thị mini VinMart+. Khoảng 30 nhà máy sản xuất và chế biến với công nghệ đã được MSN xây dựng. Trong năm 2020, MSN đóng góp gần 5.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Tại Đại hội, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã trình bày kế hoạch phát triển mang tính chuyển đổi, cũng như định hướng thực thi giai đoạn 2021 - 2025. Giai đoạn then chốt sau 25 năm để tiếp tục mở ra những chương mới trên hành trình “Phụng sự người tiêu dùng”.

Đối với kế hoạch tài chính năm 2021, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 92.000 - 102.000 tỷ đồng (tăng trưởng từ 19 - 32% so với năm 2020). Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty đạt từ 2.500 - 4.000 tỷ đồng (tăng trưởng 103 - 224% so với năm 2020). Biên EBITDA và biên NPAT được kỳ vọng lần lượt đạt mức từ 15 - 20% từ 3 - 5% nhờ vào biên EBITDA dương của VCM và cải thiện biên EBITDA của mảng kinh doanh thịt MML trong năm 2021.

Về bảng cân đối kế toán, tổng dư nợ phải trả hợp nhất của MSN là 62.011 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020, tăng 51,6% so với tổng dư nợ phải trả năm 2019.

Khối nợ tăng chủ yếu do việc hợp nhất các khoản nợ của VCM và tăng vốn dể mua thêm cổ phần trong các công ty con của MSN.

MSN kế hoạch, trong vòng 12 - 18 tháng tới, tập đoàn sẽ tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán và cân đối chỉ số đòn bẩy, hướng đến nợ ròng/EBITDA giảm xuống trong khoảng từ 2,5 - 3,0 lần.

Chủ tịch HĐQT Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Cách đây đúng 25 năm, Masan khởi đầu hành trình của mình với niềm tin rằng “Phụng sự người tiêu dùng” là cách tốt nhất để thành công trong kinh doanh. Công nghệ và các phát kiến sáng tạo là động lực cho sự tăng trưởng đột phá và giá trị gia tăng vượt trội. Cùng với đó, chúng tôi tự hào về giá trị Việt và khao khát được trở thành một phần của niềm tự hào Việt Nam”.

Theo TT&CS
Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Ngoài việc nghiệm thu, quyết toán không đúng khối lượng, đơn giá hạng mục tại nhiều công trình, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An còn không nộp trả ngân sách Nhà nước chi phí quản lý dự án, đầu tư xây dựng không có đối tượng chi trả.
back to top