Mạng xã hội Iran công bố video kỷ niệm ngày tấn công tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ

(khoahocdoisong.vn) - Truyền thông mạng xã hội công bố video quay từ máy bay không người lái ghi lại cuộc tấn công của tên lửa Iran vào lực lượng Mỹ tại căn cứ không quân Ayn Al Asad ở Iraq ngày 8/1/ 2020, trả thủ cho tướng Qassem Sulaimani bị Mỹ sát hại.

Truyền thông Iran đã tuyên bố, cuộc tấn công tên lửa của Iran vào lực lượng Mỹ tại căn cứ không quân Ayn Al Asad ngày 8/1/2020 là đòn trả đũa vụ Mỹ ám sát tướng Iran Qassem Sulaimani.

Trong phân tích này, hình ảnh vệ tinh sau vụ tấn công được đánh giá là để cung cấp cho chúng ta một số thông tin chi tiết về những gì đã xảy ra tại căn cứ không quân Ayn Al Asad, và ước tính độ chính xác của tên lửa Iran.

Rõ ràng, ngay cả trước khi tiến hành bất kỳ phân tích nào, tên lửa của Iran nhằm vào các cấu trúc hạ tầng riêng lẻ với độ chính xác cao. Do Iran không công khai mục tiêu mà họ muốn tấn công hoặc tiêu diệt, nên các tên lửa riêng lẻ đang nhắm vào các cấu trúc muốn phá hủy hoặc các cấu trúc gần nhất với điểm tác động gây tổn thất.

Căn cứ Không quân Ayn Al Asad

Lực lượng chiếm đóng Mỹ từ năm 2003 đến năm 2005 đã đổi tên căn cứ không quân này từ tên gọi ban đầu là Căn cứ không quân Qadisiyah những năm 1980 thành tên Ayn Al Asad. 

Phần chính của căn cứ ban đầu có chiều dài chu vi là 21 km, không bao gồm các căn cứ thứ yếu hoặc phụ trợ khác nằm ở các khu vực xung quanh. Được Mỹ mở rộng lên 34 km khiến căn cứ này có tổng diện tích xấp xỉ 63 km2 và trở thành căn cứ quân sự lớn nhất ở Iraq tính theo diện tích. 

Căn cứ Không quân Ayn Al Asad

Căn cứ Không quân Ayn Al Asad

Căn cứ bao gồm hai đường băng chính (đường băng thứ ba không được trải nhựa), một số đường lăn, nhiều cơ sở hạ tầng và tòa nhà khác nhau dành cho nhân sự, thiết bị, thông tin liên lạc, bao gồm các trung tâm thể thao và giải trí với hội trường và hồ bơi. Căn cứ còn có các nhà chứa máy bay mềm và cứng. Những giá đỡ máy bay cứng hình thang được các công ty Nam Tư chế tạo trên nhiều căn cứ ở Iraq vào những năm 80 và được người Iraq đặt cho biệt danh là “Yugos”. 

Hai đường băng cứng có chiều dài khoảng 3.990 m. Đường băng này ngắn hơn gần 1 km so với đường băng máy bay dài nhất của Iraq là 4.800 m tại sân bay Erbil, là một trong những đường băng dài nhất thế giới. 

Thông tin trên mạng truyền thông đại chúng cho biết, khoảng 15 đến 16 tên lửa đã được bắn từ nhiều địa điểm bên trong Iran, khoảng 10 tên lửa được bắn từ các căn cứ ở khu vực Kermanshah. Như vậy và giả sử là đường bay thẳng, tên lửa Iran đã bay quãng đường khoảng 425 km từ Kermanshah cho đến căn cứ không quân Ayn Al Asad.

Hướng tấn công các tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Iran

Hướng tấn công các tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Iran

Tổng quan về cuộc tấn công tên lửa căn cứ không quân

Trong những ngày gần đây, các nhà phân tích xác định có tổng cộng 9 đòn tấn công tên lửa riêng biệt trong chu vi Căn cứ Không quân Ayn Al Assad. Bảy cuộc tấn công (số 1 đến 7) nhằm vào các cơ sở hạ tầng ngay phía trên đường lăn và đường băng phía bắc, nơi chứa nhiều loại máy bay không người lái và máy bay chiến đấu như V-22 Ospreys, máy bay không người lái MQ-1 Predator, UH- 60 Black Hawks và thậm chí (K) C-130 Hercules máy bay để vận chuyển và tiếp nhiên liệu. Một đòn tấn công tên lửa khác (số 8) nằm trên đường lăn giữa hai đường băng trải nhựa và vụ nổ tên lửa số 9 được tìm thấy trên đường lăn trong khu hạ tầng phức hợp đông nam nhà chứa máy bay vững chắc.

Các điểm nổ của tên lửa đạn đạo Iran

Các điểm nổ của tên lửa đạn đạo Iran

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 1,2

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 1,2

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 3

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 3

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 4 và 5

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 4 và 5

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 6

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 6

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 7

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 7

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 8

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 8

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 9

Điểm nổ tên lửa đạn đạo số 9

Đánh giá và kết luận

Có nhiều cách khác nhau để đánh giá độ chính xác của những đòn tấn công. Không thực tế khi cho rằng Iran hoàn toàn có thể nhắm tọa độ tấn công với độ chính xác hoàn hảo. Vẫn có thể có tình huống Iran có cố ý bắn trượt một số mục tiêu nhằm giảm thiểu leo thang căng thẳng. Các quan sát cho thấy Iran có khả năng tấn công rất chính xác vào các tòa nhà / công trình được nhắm mục tiêu riêng lẻ. Có hai trường hợp có thể xảy ra nhất:

Iran đã cố tình nhắm mục tiêu và phá hủy một số mục tiêu. Sai sót về độ chính xác xảy ra khiến một số tên lửa đi chệch điểm trung tâm chính xác của mục tiêu, trong khi các mục tiêu khác bị trượt hoàn toàn.

Iran cố tình phá hủy một số mục tiêu và cố tình bắn trượt một số mục tiêu khác.

Dựa vào những ước tính tọa độ mục tiêu và phép đo thực tế, độ chính xác của tên lửa Iran trung bình từ 2,5 đến 19,5 m, rất ấn tượng để nói rằng ít nhất và cho thấy công nghệ dẫn đường đầu cuối tiên tiến (dẫn đường cho tên lửa ở giai đoạn cuối) của Iran đạt trình độ cao. 

Các thông tin Iran cho biết: tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật Fateh-313 (SRBM) và Qiam 1 cũng được sử dụng trong cuộc tấn công căn cứ không quân Ayn Al Asad và sân bay Erbil. Fateh-313 là Fateh-110 nâng cấp, với tầm bắn tăng lên đến 500 km. Các công nghệ hướng dẫn đầu cuối có nhiều khả năng được kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính (INS), hệ thống GNSS và giai đoạn cuối là quang ảnh điện tử.

Theo TGO
back to top