Mang thai nên hạn chế đấm lưng

(khoahocdoisong.vn) - Khi đấm lưng, tuyệt đối tránh nằm sấp và đấm mạnh. Đối với xoa bụng, xoa lưng, đây là tiền đề gây ra những cơn co dạ con, nếu lặp lại nhiều lần dễ dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung.

Chị Lý Lệ Hà (Gia Lâm, Hà Nội) mang thai đứa con đầu lòng và chị luôn cảm thấy mỏi mệt. Đã không ăn được mà người chị còn đau nhức. Ngồi không chị cũng muốn tự tay rần rần ở lưng cho khỏi mỏi. Tối về chị nhờ chồng rần nhẹ phần lưng và xoa lưng cho thư giãn. Mới đây chị đi khám, chị than với bác sĩ về chuyện đau khắp mình mẩy, hay phải xoa bóp và đấm lưng. Bác sĩ nói chị không nên xoa bóp vì có thể gây ra những tác hại khôn lường.

Lời bàn: BS Nguyễn Thị Lan, Đồng Tâm, Hà Nội cho biết, hầu hết phụ nữ có thai đều đau lưng. Thai nhi càng lớn lưng lại càng chịu áp lực nhiều hơn và cảm giác đau càng tăng. Khi đấm lưng, tuyệt đối tránh nằm sấp và đấm mạnh. Đối với xoa bụng, xoa lưng, đây là tiền đề  gây ra những cơn co dạ con, nếu lặp lại nhiều lần dễ dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung. Những phụ nữ mang thai vào tuần 38 trở lên việc xoa bụng, xoa lưng thường xuyên cần phải được hạn chế.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top