Mạng ảo họa thật!

KHDS – Theo TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam, nhiều người không nhận thức được rằng, những hành động thiếu suy nghĩ trên “mạng ảo” đôi khi phải đánh đổi bằng những bài học thật và đắt giá.

Mạng ảo nhưng cuộc đời là thật

Chủ tài khoản facebook vừa bị cơ quan chức năng xử phạt do đăng bức ảnh không rõ nguồn gốc rồi khẳng định đó là hình ảnh cô giáo ở Hà Tĩnh bị ép đi tiếp khách. Một nhóm thanh niên dàn dựng clip khủng bố đặt bom ở Hà Nội rồi tung lên mạng cũng bị cơ quan công an xử lý. Trước đó, chủ tài khoản tung ảnh giết khỉ, hay người tung tin Việt Nam có nàng tiên cá… đều bị xử phạt. Phải chăng, kỹ năng sử dụng mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang “có vấn đề”?

Facebook cũng như các mạng xã hội khác là những tiện ích nảy sinh trên nền của internet. Đó là cơ may để người ta mở mang, giao lưu, học hỏi. Giao tiếp qua mạng xã hội là giao tiếp gián tiếp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp, không bị ràng buộc bởi bất cứ xiềng xích, thiết chế, luật lệ nào.

Nhưng từ đó, khi nền kinh tế, hàng loạt các vấn đề liên quan đến thể chế, liên quan đến sự phát triển hay tụt hậu của đất nước, liên quan đến việc khẳng định một cách vững chắc và rõ ràng quyền con người… thì những mặt trái của mạng xã hội cũng thể hiện.

Bất cứ một sự việc nào xảy ra cũng có hai mặt, hệ lụy của nó đối với xã hội là tất yếu. Vấn đề là người ta sử dụng tiện ích ấy ra sao? Với độ chín chắn cần thiết, với độ tỉnh táo thế nào?

Nhưng thông tin trên mạng xã hội thì vô cùng, bởi ai cũng có thể đưa tin, hoặc tung tin?

Đúng là những thông tin lượm lặt được, thu hái được trên mạng xã hội. Thông tin trên đó không nên được coi là cứu cánh, là duy nhất, là tuyệt đích. Đôi khi chưa hẳn số đông đã là chân lý. Nên thông tin đúng hay sai phụ thuộc vào sự kiểm chứng, mách bảo của con tim và khối óc, của người sử dụng facebook.

Nhưng của đáng tội, xung quanh sự tác động của mạng xã hội vào đời sống con người, mà con người ta thì đa phần tò mò. Những cái gì mới lạ, tù mù, thậm chí là “đánh lận con đen” lại càng khiến người ta quan tâm. Thế là cái ảo xen lẫn cái thật.

Nhưng việc trộn lẫn thực – ảo ấy thì người ta được gì?

Nhiều khi nó xuất phát từ cái vị kỉ trong mỗi người. Chẳng được gì cả nhưng “ngư ông đắc lợi”, cứ tung lên như thế là thích đã vì có người quan tâm, dù động cơ không có gì cả, không có mưu cầu lợi ích cho bản thân. Mỗi trang mạng xã hội cá nhân, trên thực tế đều tồn tại như một tờ báo “độc lập”. Sự “độc lập” đến đâu thì tùy khẩu vị.

Cái được so với cái mất đúng là hơi đắt?

Những người tự bịa đặt, cóp nhặt, đánh tráo, biên tập lại thông tin với mục đích, dụng ý nào đó, nếu thông tin đó không có lợi cho sự phát triển của xã hội, mà lại là sản phẩm bịa đặt, thì đương nhiên tác giả của những “tờ báo” này sẽ phải chịu trách nhiệm. Bởi thông tin đã được nhân bản, cộng hưởng, cộng cảm thì nó sẽ tác động lớn đến xã hội.

Xử phạt là cần thiết

Nếu động cơ của việc tung lên mạng những hình ảnh, sự việc ấy chỉ là trò vui, để rồi bị xử phạt nặng thì có lẽ chính chủ nhân của các trang mạng xã hội đó cũng đáng thương?

Việc những người đó bị cơ quan chức năng xử lý với những án phạt cụ thể là điều cần thiết. Chính họ phải có được bài học về cách ứng xử phù hợp dù cho đó là mạng ảo. Xử lý nghiêm sẽ mang tính răng đe, tránh tạo ra một tiền lệ xấu, một trào lưu không tốt gây ra sự hoang mang trong dư luận.

Nếu cứ phát triển theo hướng ấy thì đến một lúc nào đó, người ta sẽ không còn nhận biết được đâu là thật, đâu là giả, đâu chỉ là những tưởng tượng của người thích vui đùa.

Ông phân tích thế nào về động cơ của những người này?

Việc họ bịa đặt ra thông tin có thể do nhiều nguyên nhân, đơn giản như họ muốn trở thành người thạo tin trên cộng đồng mạng, là người dẫn đầu nguồn tin cho họ cảm giác vui sướng, thích thú.

Xét đến cùng, họ cũng là người tội nghiệp. Họ thích chơi trội mà không lường được hậu quả hành vi của mình. Trong khi con người phải có mối quan hệ với các cá nhân khác. Có thể người ta cóp nhặt thông tin rồi gia giảm nó để bôi xấu một ai đó thì rõ là ý đồ không tốt đẹp. Rồi có thể họ thích làm ra những thứ để người ta biết đến mình, để mình trở nên nổi tiếng…

Rõ ràng đó là những người có phần “ấu trĩ”?

Một phần là thế, một phần đơn giản là sự khoe mẽ, lòe mị người khác mà thôi. Khi thông tin đó gây ra tác động xấu xã hội thì họ phải chịu trách nhiệm. Họ đáng thương và không lường được hậu quả, nên họ mới mất kiểm soát như thế. Họ là người đáng lên án một cách tội nghiệp. Giống như họ chơi trò lấy trứng đập vào đá vậy.

Nghĩ kỹ khi “tung tin”

Lời khuyên của ông đưa ra đối với những trường hợp này là gì? Làm thế nào để tránh rủi ro khi sử dụng mạng xã hội?

Mỗi cá nhân phải chín chắn để sử dụng các trang mạng. Với người đọc hay người định chia sẻ thông tin, phải chú ý đến tính logic của vấn đề mà người ta truyền tải. Cái này không có sách dạy, cũng không có lớp đào tạo. Bởi sử dụng mạng xã hội là quyền cá nhân, không cần phải học cũng biết cách dùng nên không có các lớp dạy học dùng như thế nào cho đúng. Chỉ còn cách mỗi người phải tự đề cao trách nhiệm xã hội của mình, sử dụng mạng xã hội cho tỉnh táo.

Vậy là người tiêu dùng vẫn cần “thông thái”?

Là bởi thông tin trên mạng xã hội rất nhiễu loạn. Nhiều khi thông tin là theo ý đồ, hướng dư luận theo một cách nào đó mà họ muốn. Nên mỗi người phải tự trang bị cho mình kỹ năng nhất định để đừng bị lợi dụng và lạm dụng.

Đừng nghĩ nó là thế giới ảo để thích làm gì thì làm, có làm gì cũng không ai biết. Với những vấn đề ảnh hưởng đến người khác, tác động đến cá nhân khác, thì dù là vấn đề nhỏ cũng phải rất cẩn trọng. Đừng chia sẻ thông tin vì thích, vì tò mò, vì là người dẫn nguồn thông tin…

Khi đưa một thông tin nào đó, dù là rất nhỏ, cũng hay nghĩ kỹ rằng thông tin ấy có lợi cho ai, làm thiệt hại đến ai, có gây ra hậu quả gì không, tác động đến mọi người như thế nào.

Và khi đã “lầm lỡ” chia sẻ thì phải chịu trách nhiệm?

Sai thì phải chịu trách nhiệm, điều ấy là đương nhiên rồi. Chỉ khi chịu trách nhiệm thì mới có bài học để lần sau nhớ mà không tái phạm nữa.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tô Hội (thực hiện)

“Tình trạng sống “ảo”, đâu đâu cũng cắm mặt vào điện thoại, vào mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến trong thời đại ngày nay. Dường như mỗi người đều có một thế giới riêng, muốn biết con người đó thế nào thì phải vào mạng xã hội để tìm hiểu. Tình trạng này sẽ kéo dài đến lúc người ta cùng nhau chán với những chia sẻ ảo, những tâm tư ảo để trở về với cuộc đời thực, đối diện với nhau. Quy luật cuộc sống là mạng xã hội đến một lúc nào đó cũng sẽ bão hòa.” – TS Trịnh Hòa Bình,

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top