Magiê và bệnh tim mạch

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu Magiê hàng ngày của người tuổi 20-69, Nam giới cần đủ 340-379mg/ngày, nữ giới 270-290mg/ngày. Để đủ magiê chế độ ăn cần lựa chọn các thực phẩm giàu magie như: hải sản biển và cá nước ngọt, thịt các loại, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng lạc, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Hỏi: Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói Magiê tốt cho tim mạch không biết có đúng không. Muốn bổ sung Magiê mà không dùng thuốc thì phải làm thế nào ?

Trịnh Hiếu (Hải Phòng)

Hải sản giàu magiê.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng cho biết, Magiê là chất khoáng đa lượng, có vai trò rất quan trọng với nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Magiê có thể thay thế canxi trong vận chuyển và quá trình khoáng hoá tạo xương, tích hợp các chất khoáng, có chức năng như một enzyme co-factor, định hình hoạt động của các hormon trong cơ thể.

Magiê còn có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng liên kết, bao gồm  cả sao chép DNA và tổng hợp protid. Magiê là thành phần rất quan trọng trong hơn 350 enzym trong cơ thể. Magiê được sử dụng để điều tiết đường huyết và giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Magiê giúp các mạch máu mềm mại để chở máu đi khắp cơ thể, từ đó làm hạ huyết áp.

Magiê cũng giúp ngăn ngừa việc thừa canxi trong cơ thể, ngăn các động mạch khỏi tình trạng xơ cứng do thừa canxi. Bên cạnh đó, việc bổ sung magiê có thể giúp giảm stress và lo âu. Mới đây một nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy, có mối liên quan giữa nồng độ magiê huyết thanh với tử vong do bệnh tim mạch vành và tử vong đột ngột vì bệnh tim.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu Magiê hàng ngày của người tuổi 20-69, Nam giới cần đủ 340-379mg/ngày, nữ giới 270-290mg/ngày. Để đủ magiê chế độ ăn cần lựa chọn các thực phẩm giàu magie như: hải sản biển và cá nước ngọt, thịt các loại, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng lạc, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

PV ghi

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top