Mắc sỏi thận giảm ăn chua

(khoahocdoisong.vn) - Do lá giang có vị chua nên không dùng cho người bệnh gút gây lắng đọng axit uric và cũng không dùng chữa sỏi thận do lắng đọng axit vì uống dài ngày thì nước tiểu thiên về axit khiến sỏi lớn thêm.

Bà Trần Thị Tú (Đồng Nai) rất thích ăn canh chua lá giang, các loại lẩu nấu với lá giang. Vị lá giang chua thanh mát nên món canh mùa hè nấu với lá giang dễ ăn, không ngán. Vừa rồi nhà có khách, bà Tú làm nồi lẩu cá kèo ăn với nhiều loại rau, trong đó có lá giang. Không biết có phải ăn nhiều không mà tối bà đau quặn bụng, đi khám bác sĩ nói thận bà có nhiều sỏi, khuyên giảm ăn chua.

Lời bàn: BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên, Vũng Tàu cho biết, lá giang nấu canh chua với thịt, cá ăn mát, ngon bổ, ngoài ra còn làm thuốc trị bệnh. Tính thành phần dinh dưỡng của là giang có nước 85,3g; protein3,5g; glucid 3,6g; caroten 0,6mg; vitamin C 29mg. Lá giang có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, khai vị, tiêu viêm, lợi niệu, giải khát, giảm đau. Ở miền Nam, nhân dân hay dùng cây lá giang chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp.  Thân lá giang làm thuốc chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy. Do lá giang có vị chua nên không dùng cho người bệnh gút gây lắng đọng axit uric và cũng không dùng chữa sỏi thận do lắng đọng axit vì uống dài ngày thì nước tiểu thiên về axit khiến sỏi lớn thêm.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top