Mắc sán nhái vì ăn ếch xào tái

(khoahocdoisong.vn) - Ngư­ời bị nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn phải ấu trùng từ động vật hay giáp xác hoặc đắp ếch nhái lên mắt để chữa bệnh (ấu trùng sẽ rời cơ ếch để chui vào giác mạc mắt ký sinh và gây bệnh). Cũng có trư­ờng hợp ăn ếch nhái có ấu trùng chư­a được nấu chín.

Ông Nguyễn Văn H. 70 tuổi,  Hà Nội có một khối u thành bụng, đi khám và được phẫu thuật lấy u. Bác sĩ rất bất ngờ khi bên trong khối u là một ấu trùng sán nhái 20 cm, rộng 0,6cm, màu trắng sữa.

Bệnh nhân cho biết, thường hay ăn thịt ếch, nhái xào tái, sau đó ở thành bụng có cảm giác như con gì bò, nhìn thấy một khối sưng không đau và đi khám.

Lời bàn: GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, sán nhái trưởng thành Spirometra erinacei thường  ký sinh ở ruột chó, mèo, hiếm khi ở người. Ấu trùng sán nhái xâm nhập vào người là do: Sán trưởng thành có kích thư­ớc 60cm x 0,5-0,6cm ký sinh ở ruột non chó, mèo. Trứng được thải ra môi trư­ờng, trứng xuống nước nở ra ấu trùng lông xâm nhập giáp xác, ếch nhái ăn phải, ấu trùng ký sinh ở cơ, đư­ợc gọi là sán nhái.

Ngư­ời bị nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn phải ấu trùng từ động vật hay giáp xác hoặc đắp ếch nhái lên mắt để chữa bệnh. Ấu trùng sẽ rời cơ ếch để chui vào giác mạc mắt ký sinh và gây bệnh. Cũng có trư­ờng hợp ăn ếch nhái có ấu trùng chư­a được nấu chín. Do có ái tính với giác mạc, ấu trùng sán thường di chuyển đến ký sinh ở giác mạc mắt, trường hợp ký sinh ở thành bụng là bất thường.

N.Hà (ghi)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top