Ma trận thuốc trị Covid-19 tự kê: Lợi bất cập hại

Trong khi thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc trị Covid-19, mạng xã hội hiện lan truyền nhiều toa thuốc trị Covid-19. Đáng nói, không ít bài thuốc trị Covid-19 được lan truyền bởi người tự nhận bác sĩ, dược sĩ.

Ma trận thuốc điều trị Covid-19 tự chế

Những ngày này, mạng xã hội lan truyền nhiều video clip, “toa thuốc hiệu quả chắc chắn”.

F0 điều trị tại nhà sẽ dùng thuốc trị Covid-19 như khuyến cáo của Bộ Y tế với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
F0 điều trị tại nhà sẽ dùng thuốc trị Covid-19 như khuyến cáo của Bộ Y tế với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Trong đó, đáng lưu ý là “phác đồ tấn công” do một cá nhân lấy danh nghĩa là một bác sĩ, với lời khẳng định “chưa từng thất bại ca nào”. Theo người này, toa thuốc dùng được cho mọi F0 từ nhẹ đến nặng, có hoặc không bệnh nền.

Trong toa có sự kết hợp kháng sinh Azithromycine 500mg ngày uống 1 viên trong 5 ngày, kèm thuốc Hydroxycloroquine 200mg, uống 2 viên một ngày trong 5 ngày. Sau 5 ngày phát bệnh hoặc khi uống hết những toa trên bệnh nhân sẽ uống thêm thuốc trị Gout Colchicine 1mg, ngày 1 viên trong 5 ngày

Cũng một phác đồ điều trị Covid-19 khác của một cá nhân tự xưng là bác sĩ của 1 bệnh viện lớn, lan truyền rộng rãi với đảm bảo” chắc chắn thành công” với việc sử dụng thuốc trị giun Ivermectin với liều 0,2mg/kg trong cả dự phòng và điều trị Covid-19.

toa-thuoc.jpg
Nhiều “toa thuốc hiệu quả chắc chắn” hướng dẫn trị Covid-19 chưa có bằng chứng khoa học đến từ các ‘thầy thuốc” vô danh, không có chuyên môn và cả từ một số nhân viên y tế.

Lại một bài thuốc 7 ngày trị Covid-19 theo chiến thuật Đông Tây y kết hợp của một người tự nhận là dược sĩ, phối hợp dùng tinh dầu xông, khò họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, và dùng xuyên tâm liên đảm bảo hiệu quả, đánh bay Covid-19.

Song vấn đề đặt ra là liệu thông tin về hiệu quả của các toa thuốc này có thực sự chính xác hay chỉ là những lời tung hô vô căn cứ?!

Rõ ràng ở phác đồ tấn công nêu trên có nhiều điểm không đúng về mặt khoa học và có thể gây hại cho người dùng.

Hydroxychloroquine, là một thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp, và bệnh sốt rét. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ghi nhận thuốc có đặc tính kháng virus, giúp ngăn cản sự hòa màng giữa SARS-CoV-2 và màng tế bào vật chủ, ngăn chặn giải phóng bộ gene của virus, cũng như có tác dụng điều hòa miễn dịch, vốn là một cơ chế hoạt động tiềm năng khác để điều trị Covid-19.

Azithromycin là một kháng sinh sử dụng phổ biến trong nhiễm trùng hô hấp, có đặc tính kháng virus và chống viêm.

Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm và mô hình phân tử, sử dụng kết hợp Azithromycine với Hydroxychloroquine đã chứng minh có tác dụng hiệp đồng đối với vai trò kháng lại SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, trên mô hình khỉ đuôi dài rhesus (mô hình kiểu mẫu trong nghiên cứu y sinh học), kết hợp Hydroxychloroquine với Azithromycin hoặc Hydroxychloroquine đơn thuần hay Azithromycin một mình đều không làm giảm tải lượng virus đường hô hấp trên hoặc dưới, và không chứng minh được hiệu quả lâm sàng. 

Theo phác đồ của Bộ Y tế, việc cấp thuốc trị Covid-19 cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà với 3 gói A, B, C và tùy vào triệu chứng của từng cá thể.
Theo phác đồ của Bộ Y tế, việc cấp thuốc trị Covid-19 cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà với 3 gói A, B, C và tùy vào triệu chứng của từng cá thể.

Bên cạnh đó, đáng lưu ý là các tác dụng phụ về tim được báo cáo ở những người dùng Hydroxychloroquine bao gồm rối loạn nhịp thất và tử vong do bệnh lý tim mạch. Azithromycin cũng gây ra các tác dụng phụ tương tự. Do đó, kết hợp 2 thuốc làm gia tăng tỷ lệ các biến cố trên tim ở bệnh nhân Covid-19, đặc biệt bệnh nhân có bệnh lý nền tim mạch.

Theo Ủy ban Hướng dẫn Điều trị Covid-19 của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), không nên sử dụng Hydroxychloroquine và/hoặc Azithromycin để điều trị Covid-19.

Tương tự vậy, Cochicine, một thuốc kháng viêm hay được dùng trong bệnh lý Gout, có cơ chế hoạt động tiềm năng trong điều hòa miễn dịch, ức chế tình trạng viêm và giảm sản xuất các chất tiền viêm cytokine. Khi Colchicine được sử dụng sớm trong quá trình Covid-19, các nhà khoa học kỳ vọng những cơ chế này có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các biểu hiện liên quan đến tình trạng viêm trong Covid-19.

Tuy nhiên, các nghiên cứu không cho thấy các bằng chứng tích cực, NIH khuyến cáo không nên sử dụng Colchicine để điều trị bệnh nhân Covid-19 nhập viện, cũng như không khuyến cáo sử dụng để điều trị trên bệnh nhân Covid-19 không nhập viện.

Tương tự, xuyên tâm liên là một bài thuốc Đông y hiện đang được truyền bá rộng rãi, có vẻ như được thổi phồng quá mức về hiệu quả trong điều trị Covid-19. Sự lan truyền này có lẽ bắt nguồn từ việc các nhà y học cổ truyền nhận thấy thuốc này có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2. Và một số nước như Trung Quốc, Thái Lan đã bắt đầu thử nghiệm đưa xuyên tâm liên vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Ở một khía cạnh khác, nếu người người uống thuốc, nhà nhà uống kháng sinh để điều trị Covid-19 không đúng chỉ định, chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với làn sóng đề kháng kháng sinh rất cao, cả trong và hậu Covid-19.

Bình tĩnh dùng thuốc trị Covid-19 đúng phác đồ

 Bên cạnh văcxin ngừa Covid-19, hiện nhiều nước trên thế giới cũng đang nỗ lực, chạy đua để phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19. 

Bên cạnh văcxin ngừa Covid-19, hiện nhiều nước trên thế giới cũng đang nỗ lực, chạy đua để phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19.
Bên cạnh văcxin ngừa Covid-19, hiện nhiều nước trên thế giới cũng đang nỗ lực, chạy đua để phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19.

Chúng ta có quyền hy vọng nhưng phải cẩn trọng, bởi lẽ, một loại thuốc được công nhận phải đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả, điều này phải được chứng minh qua các thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng chặt chẽ. Vậy nên chăng khi chưa có đầy đủ các minh chứng khoa học, việc lan truyền thông tin một cách vô tội vạ như vậy có thể gây ra những hậu họa khôn cùng.

Bên cạnh đó, người dân cần tăng cường dinh dưỡng, duy trì thói quen tập thể dục tại nhà để nâng cao thể trạng và tiêm văcxin ngừa Covid-19, cũng như sẽ dùng thuốc theo khuyến cáo của Bộ Y tế được cá nhân hóa cho từng người bệnh dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. 

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), tính đến sáng ngày 30/8, F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà trên địa bàn là 85.298 người, trong đó 60.581 F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 24.717 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi.

Việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà với 3 gói A, B, C và tùy vào triệu chứng của bệnh nhân. Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng; gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày; gói thuốc C có thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế.

ThS.BS Đoàn Trúc Quỳnh (Bộ môn Dược lý, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top