Lý giải vì sao chạch, lươn có nhớt trên mình

Chạch, lươn có nhớt trên mình là vì các loài này sống ở môi trường đáy, nơi nhiều bùn và ô nhiễm. Lớp nhớt này có tác dụng giúp chúng di chuyển dễ dàng trên mặt bùn.

Hỏi: Tôi muốn biết, tại sao chỉ có một số loài như chạch, lươn… lại có nhớt ở mình còn các loài khác thì không? Lớp nhớt này có tác dụng gì?

NGUYỄN VĂN NGỌC (Hoài Đức, Hà Nội)

Chạch, lươn có nhớt trên mình là vì các loài này sống ở môi trường đáy, nhiều bùn và ô nhiễm.

TS Nguyễn Kiêm Sơn, nguyên cán bộ Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật: Nguyên nhân là vì các loài này sống ở môi trường đáy, nơi nhiều bùn và ô nhiễm.

Các loài này có đặc điểm là thường không có vảy mà bao quanh người chúng là một lớp nhớt. Lớp nhớt này có tác dụng giúp chúng di chuyển dễ dàng trên mặt bùn.

Ngoài ra, lớp nhớt này còn giống như một lớp màng bảo vệ giúp chúng chống lại những chất bẩn trong môi trường bị ô nhiễm. Đây chính là sự minh họa rõ ràng nhất của việc thích ứng với môi trường sống của các loài.

Thu Hà

Theo Đời sống
back to top