Lý giải khoa học vì sao miếu thờ thường để dưới gốc đa

Miếu thờ thường để dưới gốc đa. Đó là một tín ngưỡng của Phật giáo. Cây đa được gọi là Thần Thụ, là một loài cây linh thiêng.

Hỏi: Vì sao miếu thờ thường gắn với gốc đa?

Phạm Trà Giang (Hà Nội)

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội: Miếu thờ thường gắn với gốc đa, đó là một tín ngưỡng của Phật giáo. Cây đa được gọi là Thần Thụ, là một loài cây linh thiêng. Trong dân gian có lưu truyền một giai thoại rằng một lần, các lực lượng tà đạo đánh nhau với chính đạo, đến phá hoại một cây đa cổ thụ.

Thần đa đã hóa thành một cô gái đẹp, mê hoặc bọn giặc tà đạo và tiêu diệt chúng. Từ đó, người ta coi cây đa cũng như một vị thần linh thiêng. Vậy là miếu thờ luôn được đặt cạnh cây đa. Hai sự linh thiêng cạnh nhau tạo nên sự liên kết vững chãi.

Miếu thờ ngoài là nơi để biết ơn, tưởng nhớ các vị thần, còn là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người dân.

PV (ghi)

Theo Đời sống
back to top