Lý do tuyệt đối không được ăn hạt chia dạng khô

Hạt chia có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ bị tắc nghẽn thực quản.

Hạt chia được coi là một loại siêu thực phẩm vì những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Loại hạt này rất giàu chất xơ, axit béo omega, chất đạm và chất chống oxy hóa. Tuy nhỏ xíu nhưng hạt chia có thể phòng ngừa các bệnh tim mạch và kiểm soát đường huyết.

Trong một báo cáo được trình bày tại một hội nghị khoa học thường niên của các trường Đại học Y tại Hoa Kỳ có nhắc đến trường hợp một người đàn ông 39 tuổi phải đi cấp cứu vì ăn một thìa hạt chia khô rồi uống một cốc nước. Ngay sau đó, người này nhận thấy mình không thể nuốt nổi thứ gì, kể cả nuốt nước bọt. Nội soi phát hiện ra một khối hạt chia dính vào với nhau gây tắc thực quản.

Mặc dù một thìa hạt chia trông rất ít nhưng bạn nên nhớ rằng hạt chia nở ra rất nhanh. Ngay khi gặp nước, thứ hạt nhỏ xíu này sẽ tạo thành một khối đặc và có dạng gel và bị tắc lại. Các bác sĩ đã cố gắng lấy khối chia trong thực quản nạn nhân ra nhưng không được.

Hạt chia có thể hấp thu một lượng nước gâp 27 lần trọng lượng của hạt , vì vậy trước khi ăn phải cho hạt chia vào nước. Khi đã nở hết thì ăn mới an toàn.

Một trong nhiều cách để ăn hạt chia an toàn là pha hạt chia với nước để làm bánh pudding. Vì hạt chia hấp thu nước rất nhanh nên thời gian làm pudding chỉ tốn 10 phút. Có thể thay nước bằng nước cốt dừa rồi cho thêm các loại siro cùng các nguyên liệu khác theo sở thích.

Dùng hạt chia khô làm nguyên liệu nướng bánh cũng an toàn vì hạt chia sẽ hấp thu chất lỏng khi nướng bánh.
Có thể dùng hạt chia thay cho vụn bánh mì trong các món chiên giòn như cá chiên, thịt chiên.

Nhờ đặc tính nở ra khi gặp nước, có thể làm mứt hạt chia bằng cách cho vào một ít siro, 1/2kg hoa quả (dâu tây chẳng hạn) cùng 2 thìa hạt chia khô. Bạn sẽ khó tưởng tượng ra hộp mứt này sẽ đặc như thế nào.

Trang Anh (theo The List)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top